Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của người mẹ sau khi ly hôn.
Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink , Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
>> Căn cứ để giành quyền nuôi cả hai con khi ly hôn
>> Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của người mẹ sau khi ly hôn
Khi ly hôn , nếu hai bên vợ chồng thỏa thuận được về vấn đề nuôi con thì tòa án sẽ công nhận thỏa thuận đó. Nếu hai bên không tự thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Theo nguyên tắc, con dưới 36 tháng do người mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con.
Trường hợp này, khi ly hôn hai con của chị đều dưới 36 tháng tuổi vì vậy theo quy định thì chị sẽ là người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, chị chưa có công việc ổn định và nuôi hai con thì đặt ra vấn đề chị có thể đap ứng được điều kiện sinh hoạt cơ bản cho hai con hay không? Tòa án sẽ xem xét và quyết định về vấn đề trực tiếp nuôi con dựa trên lợi ích của hai người con.
Nếu chị có mong muốn trực tiếp nuôi con thì chị phải chứng minh rằng mình đáp ứng được các điều kiện cơ bản phục vụ nhu cầu thiết yếu để có thể trực tiếp nuôi con: thu nhập ổn định, chỗ ở hợp pháp, thời gian chăm con,...
================
Giành quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn
Câu hỏi đề nghị tư vấn:
Thưa luật sư,vợ chồng e kết hôn đã đc năm năm và có đc một bé gái 4 tuổi,nhưng cuộc sống hôn nhân của tụi e k đc tốt,chồng e gần đây lộ rõ bản chất vũ phu,việc làm thì không có, e muốn li hôn đơn phương đc k ạ.Tụi e ở cùng tỉnh nhưng khác huyện và chúng em đăng kí kết hôn tại quê e. Điều kiện bên ngoại em tốt hơn bên nội cả về học vấn lẫn vật chất.Con em thương ngoại hơn thương nội và công việc của em hiện tại ổn định hơn chồng em. Vậy luật sư cho em hỏi khi chúng em li hôn thì em có chắc chắn dành được quyền nuôi con không vì chồng e đòi dành quyền nuôi con, nếu k được thì anh ta sẽ k chịu li hôn.Và nếu em đơn phương li hôn thì có được giải quyết để dành quyền nuôi con.
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Thứ nhất, về quyền đơn phương ly hôn.
Như vậy, khi hôn nhân mâu thuẫn, tình trạng vợ chồng căng thẳng, không thể tiếp tục chung sống thì bạn có quyền đơn phương ly hôn. Bạn nộp hồ sơ gửi Tòa án nhân dân huyện nơi chồng bạn cư trú để yêu cầu giải quyết ly hôn.
Thứ hai, về giành quyền nuôi con.
>> Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn
Ở đây không thể khẳng định ngay bạn có chắc chắn giành được quyền nuôi con hay không? Khi xem xét khả năng nuôi con, Tòa án nhân dân sẽ căn cứ vào điều kienj vật chất và tinh thần cụ thể của bố và mẹ để quyết định. Việc gia đình nhà ngoại có điều kiện hơn gia đình nhà nội không tác động nhiều đến vấn đề nuôi con của vợ chồng. Tòa án sẽ căn cứ chính vào khả năng và điều kiện của người bố và người mẹ. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có khả năng kinh tế hơn chồng, chồng bạn có tính bạo lực. Tuy nhiên, không đề cập đến thời gian chăm con của hai bên. Bạn có thu nhập cao hơn nhưng không có thời gian trực tiếp chăm sóc thì khả năng bạn giành quyền nuôi con vẫn khó. Khi giải quyết giành quyền nuôi con, bạn cần cung cấp tất cả các căn cứ chứng minh thu nhập của bạn, chỗ ở, thời gian chăm sóc con, đồng thời có thể đưa thêm các căn cứ chứng minh người chồng không đủ điều kiện nuôi con như không có công việc ổn định, hay có hành vi bạo lực...không thê tạo điều kiện tốt nhất cho con. Việc bạn là người chủ động đưa đơn không ảnh hưởng đến quyền giành nuôi con của bạn.
================
Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của người mẹ sau khi ly hôn
Câu hỏi đề nghị tư vấn:
Thân chào luật sư. Em có một việc mong được giúp đỡ. Em không có hộ khẩu thường trú nên khi sinh con bé phải theo hộ khẩu của cha. Vì bất hòa nên 2 vợ chồng k ở vs nhau nữa, hơn 1 năm nay chồng em k về thăm cũng như phụ việc nuôi dưỡng. Nay cháu đc 24 tháng tuổi thì chồng em đòi ly hôn để dành quyền nuôi con. Chồng e lấy lý do con nằm cùng sổ hộ khẩu nên một mực đòi giành quyền nuôi con. Trong trường hợp này e phải làm sao để giành lại quyền nuôi con khi ly hôn. Rất mong được hồi đáp, em xin chân thành cảm ơn
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:
>> Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi
>> Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của người mẹ sau khi ly hôn
Theo quy định, con dưới 36 tháng thì khi ly hôn người mẹ sẽ trực tiếp nuôi con trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con. Trường hợp của chị, hiện con chị 24 tháng tuổi và nếu ly hôn tại thời điểm này thì chị chị sẽ là người nuôi con trừ trường hợp chị có hoàn cảnh khó khăn và không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con.
Lưu ý: Việc con đang có hộ khẩu thường trú tại nơi thường trú của người bố không phải là căn cứ để người chồng giành quyền nuôi con. Nếu người chồng muốn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì phải chứng minh được hiện nay người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con và người chồng có thể đáp ứng được điều kiện về mọi mặt về vật chất và tinh thần để nuôi dưỡng con.
==============
Căn cứ để giành quyền nuôi cả hai con khi ly hôn
Câu hỏi đề nghị tư vấn:
Em chào các anh chị: Em là Nguyễn Thị Tú Anh sinh năm 1986. Hiện em đang là Phó hiệu trưởng trường mầm non của của 1 trường trong huyện Hoài Đức Chồng em là kỹ sư xây dựng nhưng làm công ty tư nhân ạ. Vợ chồng em có 2 con. 1 cháu gái sinh ngày 13/09/2010 và 1 cháu trai sinh ngày 05/09/2014 Hiện tại vợ chồng em có nhiều mâu thuẫn nên muốn chia tay nhau và em xin các anh chị có thể tư vấn giúp em và nếu chia tay thì quyền nuôi con như thế nào ạ Nếu em muốn nuôi cả 2 cháu thì có được không ạ?
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink , Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:
>> Căn cứ để giành quyền nuôi cả hai con khi ly hôn
Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con khi quyết định người trực tiếp nuôi con, trừ trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau.
Như vậy, đối với cháu sinh năm 2014 sẽ do chị là người trực tiếp nuôi con. Đối với cháu sinh năm 2010 ( 6 tuổi) thì lúc này tòa án sẽ xem xét tới các điều kiện về vật chất và tinh thần của hai bên đáp ứng cho con. Nếu bên nào có thể đảm bảo được tốt nhất về mọi mặt cho con so với người còn lại thì tòa án sẽ quyết định giao con cho người đó trực tiếp nuôi.
Nếu chị muốn giành quyền nuôi cả hai con thì có thể thỏa thuận và thuyết phục người chồng. Trường hợp không thỏa thuận được, giải quyết tranh chấp tại tòa án thì chị phải chứng minh được chị có thể đáp ứng các điều kiện về thu nhập hàng tháng, chỗ ở hợp pháp, thời gian chăm sóc con và một số các yếu tố khác nhằm đảm bảo tốt hơn cho con so với điều kiện của người chồng. Lúc này tòa án sẽ xem xét và quyết định cho ai nuôi con nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho hai người con.
==============
Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi không?
Câu hỏi đề nghị tư vấn:
E và vợ e cưới nhau được 2 năm có 1 con nay được 1t. e đi làm xa 1 tháng về nhà 1 lần. kinh tế eo hẹp vợ em đi nước ngoài làm việc. sao đó vợ e đua đồi ăn chơi tụ tập hút đá với thuốc lắc. nay e làm đơn li di ra tòa vậy e có được quyền nuôi con ko luật sư. kinh tế e nay đang ộn định thu nhập 10tr 1 tháng
Trả lời tư vấn: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
>> Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Khi ly hôn, nếu hai vợ chồng tự thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu tòa án công nhận thỏa thuận đó. Tuy nhiên, nếu hai bên không thỏa thuận được và có tranh chấp thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con. Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi do đó nên vợ anh đang được ưu tiên giành quyền trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, nếu trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì người cha có thể giành quyền nuôi con. Với thông tin anh đưa ra, thì anh có một số điều kiện tốt hơn so với vợ anh. Ngoài việc chứng minh thu nhập hàng tháng ổn định và có căn cứ chứng minh rằng người vợ có những hành động, thói quen tiêu cực như tập tụ sử dụng ma túy đá, thuốc lắc,... thì tòa án sẽ xem xét đến quyền lợi của người con và để cân nhắc quyền trực tiếp nuôi con trong trường hợp này. Nếu anh chứng minh được những chứng cứ trên và chứng minh được ảnh hưởng tiêu cực tới sự hình thành và phát triển của trẻ thì anh có thể giành được quyền trực tiếp nuôi con.
=================
Căn cứ để giành quyền nuôi cả hai con khi ly hôn
Câu hỏi đề nghị tư vấn:
Chào anh/ chị E cần a chị tư vấn giúp về về cách tìm chứng cứ chứng minh chồng e ngoại tình và có con riêng ạ. Biết r õ nhưng e ko có bằng chứng để chứng minh Nên e ko có đk đủ để nuôi 2 đứa con. Lớn 4 tuổi, bé 9 tháng tuổi ạ Ck e viết giấy tay đồng ý cho e nuôi 2 con, và ký vào đơn viết tay ly hôn. Nhưng khi ra tòa, ck e nói ko cho e nuôi 2 con. Vậy e phải làm gì để nuôi 2 con ạ E rất mong thư phản hồi của a/chị ạ E xin chân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
>> Căn cứ để giành quyền nuôi cả hai con khi ly hôn
>> Tư vấn làm thế nào để giành quyền nuôi con khi ly hôn?
Theo quy định, con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng khi ly hôn trừ khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con. Như vậy, bé 9 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi. Về đứa trẻ 4 tuổi, nếu chị muốn giành quyền nuôi con thì chị phải chứng minh được ngoài việc nuôi con 9 tháng tuổi thì chị có thể đảm bảo các điều kiện về vật chất và tinh thần cho đứa con thứ hai so với người bố.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất