Chia tài sản khi ly hôn trong trường hợp một bên mất tích
Hơn 2 năm trước đây anh chị tôi xảy ra mâu thuẫn (không rõ nguyên nhân) rồi anh rể bỏ nhà đi biền biệt, không có tin tức. Suốt thời gian này chị tôi ở nhà nuôi 2 con, cũng được gia đình bên chồng động viên và giúp đỡ rất nhiều nên chị tôi cố chờ. Trước lúc anh rể bỏ đi thì anh chị có vay nợ gần 100tr, cũng được ông bà bên nội bỏ tiền ra trả hộ. Nhưng đến nay gần 3 năm rồi vẫn không có tin của anh rể. Chị tôi nói muốn li dị cho dứt khoát. Tất nhiên sẽ gửi thông báo, nếu hết thời gian mà anh rể không về thì sẽ đơn phương li dị. Vậy tôi có mấy vấn đề muốn được hỏi như sau :
1. Nếu li dị thì chị tôi có được thừa hưởng căn nhà và mảnh đất kia không ( phải nói rõ là anh chị đã chuyển khẩu ra ở riêng nhưng trước giờ sổ đất vẫn do ông bà giữ và chưa từng nói sẽ cho anh chị tôi)
2. Sau khi li dị thì bên nội có quyền và nghĩa vụ gì đối với việc chăm sóc nuôi dạy 2 cháu.
Tôi rất mong được giải đáp thắc mắc mắc trên.Xin trân thành cảm ơn.
Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink chúng tôi. Về trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, Vấn đề về tài sản sau ly hôn
Theo thông tin cung cấp hiện tại gia đình bạn không liên lạc được với anh rể bạn nên theo quy định của pháp luật, nếu chị bạn muốn được giải quyết ly hôn thì trước hết phải làm thủ tục mất tích, vấn đề này bạn có thể tham khảo tại bài viết: //jimvest.com/quy-dinh-ve-tuyen-bo-mat-tich-theo-bo-luat-dan-su-2015.aspx
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 điều 68 bộ luật dân sự 2015 quy đinh: “2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.”
Theo quy định trên thì sau khi có quyết định tuyên bố mất tích của tòa án chị của bạn có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
Về vấn đề tài sản, Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau :
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung
…
“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này."
Như vậy theo quy định trên nếu không có căn cứ chứng minh là tài sản riêng thì tài sản đó sẽ xác định là tài sản chung và sẽ được chia theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân gia đình.
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của bên nội đối với con của vợ chồng chị bạn sau ly hôn
Tại Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó"
Như vậy theo quy định trên thì chỉ có cha, mẹ mới có quyền và nghĩa vụ với con sau khi ly hôn nên trong trường hợp của chị bạn ông bà nội không có quyền và nghĩa vụ gì đối với con của vợ chồng anh chị bạn.
Trên đây là nội dung tư vấn của evolution tài xỉu online uy tín tvlink về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất