Tranh chấp đất đai là gì? Cách giải quyết tranh chấp đất đai nhanh nhất
Mục lục bài viết
1. Tranh chấp đất đai là gì?
Quy định về tranh chấp đất đai
Luật đất đai năm 2013 giải thích thuật ngữ “tranh chấp đất đai” tại Điều 3 như sau: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”.
Có thể thấy rằng, tranh chấp đất đai theo quy định trên có phạm vi rất rộng và rất khó xác định. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể hiểu một cách đơn giản tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.
Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến:
Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay. Do đó, để nhận dạng và giải quyết tranh chấp đất đai dễ dàng thì chúng ta cần phải xác định được các dạng tranh chấp đất đai phổ biến như sau:
- Thứ nhất là tranh chấp về quyền sử dụng đất, đây là loại tranh chất phổ biến nhất hiện nay. Loại tranh chấp này thường xảy ra trong các vấn đề như tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế hoặc quan hệ li hôn giữa vợ và chồng. Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những vùng đất được phép sử dụng và quản lý.
- Thứ hai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất, đây là loại tranh chấp rất phức tạp. Loại tranh chấp này thông thường xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng bào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
- Thứ ba là tranh chấp về mục đích sử dụng đất, dạng tranh chấp ít gặp hơn so với các dạng tranh chấp nói trên. Loại tranh chấp này chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Đặc biệt là các tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi trồng thủy sản, giữa đất hương hỏa với đất thổ cư.
2. Cách giải quyết tranh chấp đất đai
Khi xảy ra tranh chấp, pháp luật về đất đai hiện hành quy định nhiều cách giải quyết như: Tự hòa giải, bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã, đề nghị UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
- Hòa giải tranh chấp đất đai
Khoản 1, khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Như vậy, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc hòa giải tại cơ sở. Nếu hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp, còn trong trường hợp hòa giải không thành thì phải gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để hòa giải. Nếu không hòa giải sẽ không được khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết. Cần lưu ý rằng các tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất, thì không bắt buộc phải hòa giải. Bởi vì về bản chất, các tranh chấp này là các tranh chấp dân sự và chỉ có liên quan đến quyền sử dụng đất chứ không phải thuần túy là tranh chấp đất đai.
- Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết
Khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:
“2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;”
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Như vậy, trong trường hợp hòa giải tại UBND cấp xã không thành, nếu đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 thì có thể lựa chọn hình thức nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh.
Trong trường hợp nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của UBND cấp huyện, cấp tỉnh thì đương sự có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân
Căn cứ theo Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, đương sự có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân trong các trường hợp sau:
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013.
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 mà đương sự chọn hình thức giải quyết là nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
---
3. Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
Câu hỏi:
Vấn đề của em là thế này. Anh chị nghe va giúp em cách giải quyết nhé. Mẹ em hiện đang sở hữu quyền sử dụng đất... nhưng các anh em con của anh trai mẹ em cho rằng đó là đất của ông bà để lại nên đang tranh chấp giành 1lô đất để bán lấy tiền mà làm mồ mả cho ông bà. Trước tiên mẹ em không đồng ý bởi vì đất đai là quyền sở hữu của bà do nhà nước cấp cho bà sử dụng hợp pháp không phải là đất của ông bà. Do đó khi con trai bà lập gia đình ra ở riêng cất nhà thì mấy người anh kia tranh cãi đập phá không cho xây. Xong mẹ em mới đưa đơn kiện lên thôn và xã nhưng không giải quyết được chỉ giải hoà mà thôi.Nhưng con trai bà vẫn không được xây nhà ở riêng. Sau đó mẹ em suy nghĩ lại và bỏ qua mọi chuyện để cho những người cháu trai kia 1 lô đất để xây mồ mả cho ông bà.Xong bọn họ quay lại không đồng ý, họ đòi hỏi phải cho bọn họ lấy một lô đất theo như ý họ muốn, họ muốn lấy ngay lô đất mà con trai bà xây nhà ở riêng, nên mẹ em tiếp tục không đồng ý nên sự tranh chấp vẫn tiếp tục xảy ra. Giờ em muốn đưa đơn kiện lên huyện nhờ huyện giải quyết bởi xã cũng không giải quyết được rồi. Nhưng em cũng không rõ luật đất đai về vấn đề này lắm nên em mong anh chị có thể tư vấn cho em và cho em xin mẫu đơn viết để đưa lên huyện ạ. Em cảm ơn!
Trả lời:
Chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi cho công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink chúng tôi, công ty xin trả lời yêu cầu của chị như sau:
Do yêu cầu của chị chưa rõ ràng về việc sở hữu quyền sử dụng đất trên, bởi chưa chắc chắn được rằng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đứng tên một mình mẹ chị hay không hay mẹ chị chỉ là người đang quản lý, sử dụng mảnh đất này trên hiện tại thôi. Ngoài ra, chị có nói nguồn gốc đất là của bà, nhưng khi ông bà cưới nhau thì có xác lập mảnh đất này là tài sản chung hay tài sản riêng hay không, nên trường hợp của chị có thể xảy ra 2 trường hợp như sau:
Thứ nhất, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên một mình mẹ của chị ( đồng nghĩa với việc mảnh đất này chỉ là tài sản riêng của bà chị và đã để lại cho mẹ chị) thì các anh em kia không được quyền đòi 1 lô đất trong mảnh đất này của mẹ chị. Và khi đó, chị có thể nộp đơn đề nghị giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân huyện. Mẫu đơn chị có thể tham khảo tại link sau: Mẫu đơn giải quyết tranh chấp đất đai.
Thứ hai, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không chỉ ghi tên của mẹ chị mà mẹ chị chỉ là người đang quản lý mảnh đất này (cũng như đây chính là tài sản chung của ông bà chị và mẹ chị chỉ có 1 phần trong mảnh đất này thôi) thì lúc này các anh của mẹ chị đều có quyền được hưởng trong phần đất đó và lúc này thì gia đình chị phải thoả thuận lại hoặc yêu cầu chia lại di sản thừa kế của ông bà chị cho mọi thành viên trong gia đình.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất