Mẫu Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất
Mục lục bài viết
1. Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
Việc gõ cửa cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai, nhà cửa là việc làm bắt buộc đối với trường hợp mong muốn giải quyết bằng con đường tố tụng. Để thủ tục được tiến hành nhanh chóng, đúng quy định pháp luật bạn nên nghiên cứu kỹ văn bản liên quan đối chiếu với trường hợp của mình hoặc hỏi luật sư tư vấn mọi vấn đề về luật đất đai, luật dân sự cho bạn.
Nếu bạn, không có thời gian tìm hiểu và muốn đảm bảo tối đa quyền lợi của mình, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ về:
- Bạn hiểu rõ quy định, tính chất vụ việc của mình có cần yêu cầu giải quyết tranh chấp hay không
- Bạn hiểu được thủ tục giải quyết tranh chấp và các bước tiến hành thủ tục
- Từ sự việc của bạn, luật sư tư vấn để bạn biết quyền lợi của mình quy định thế nào, thiệt hại đến đâu, căn cứ yêu cầu là gì
- Bạn được luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp hoặc đại diện tham gia tố tụng để bào về quyền lợi cho bạn.
Dưới đây chúng tôi cung cấp mẫu đề nghị giải quyết tranh chấp để bạn tham khảo
2. Mẫu Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
--------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày tháng năm 20...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(V/v yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai)
Kính gửi: UBND xã (phường, thị trấn) ...............
Tên tôi là: Lê Văn A Sinh năm: 1966
CMND số: 01234xx Ngày cấp:15//6//2016
Hộ khẩu thường trú:
Địa chỉ nơi ở:
Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan hòa giải tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình ông (bà): .........
Địa chỉ tại:..........................
Nội dung vụ việc như sau:
Gia đình tôi có thửa đất tại thôn........xã........được cấp GCNQSDĐ ngày tháng năm tờ số.........tại thửa............ diện tích.............Tôi đã sử dụng thửa đất từ năm .........đến nay. Trước phần đất nhà tôi là rãnh nước chung với nhà ông/bà...............Rãnh nước này đã có từ trước nhưng không thuộc quyền sở hữu của ai mà là rãnh nước chung. Hiện nay, tôi đang tiến hành thi công xây dựng nhà ở. Phần mái tầng trên tôi có xây ban công lùi ra phía rãnh nước thì gia đình nhà ông/ bà có xảy ra tranh chấp với gia đình tôi và cho rằng phần rãnh nước này là của họ.
Đến nay, các bên không thể thương lượng, hòa giải được với nhau để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai nêu trên. Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị UBND xã ............. tổ chức hòa giải tranh chấp đất giữa gia đình tôi với gia đình ông/ bà ........... trú tại ................để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp nêu trên.
Cụ thể yêu cầu giải quyết như sau:
- Yêu cầu UBND xã tiến hành đo đạc lại ranh giới thửa đất để xác định phần đất của các bên.
- Gia đình tôi đề nghị tiếp tục xây dựng công trình nhà ở vì lý do...........................
Kính mong quý cơ quan sớm xem xét giải quyết.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu gửi kèm: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - .......................... |
NGƯỜI LÀM ĐƠN (ký và ghi rõ họ tên)
|
Bài viết liên quan:
>> Quy định về hoà giải tranh chấp đất đai
>> Thủ tục khởi kiện đối với tranh chấp đất đai
>> Tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
---
3. Tình huống luật sư trả lời tư vấn về tranh chấp đất đai
- Tư vấn về giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến ranh giới sử dụng đất
Câu hỏi:
Chào luật sư tôi có một vấn đề này cần tư vấn... Bên hong nhà tôi có một con đường đất... nếu đúng ra là năm 1976 chỉ là bờ ruộng... do tình làm nghĩa xóm tôi và thửa đất kế bên nhà phía sau nhà tôi xin đi nhờ thêm mỗi bên nữa mét và tôi và bên kia đã cho dòng ý cho mở rộng thêm...
Đến năm 2015 tôi có xây hàng rào và và có lấn ra chúc nhưng trên thực tế là đất lúc đó bên tôi cho đi nhờ chủ cũ lúc đó ko ý kiến gì,,, đến khi người mới mua về thì kiện tui lân đường. hiện tại trên giấy tờ đường đó là 2m2... nếu ra thực tế thì bên tôi không lấn đường, nhưng do sổ đỏ nhà tôi đã cấp lại thì nói bên nhà tôi lấn đất đường đ. Trong khi thửa đất bên cạnh lại dư so với thực tế. Khi đi hòa giải thì bên tôi bị buộc phải dời hàng rào vô, chỗ tôi quanh tròn là đo đạc lên xác nhận ranh giới, Nếu như vậy miếng đất bên kia lại dư ra, còn tôi bị thụt vào.. nhờ luật sư tu vấn.
Trả lời:
Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự qua một số bài viết cụ thể sau đây:
>> Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
>> Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai khi bị lấn chiếm
Trong trường hợp này anh/chị cần xác định về việc ranh giới sử dụng đất giữa hai hộ gia đình và diện tích tương ứng, nếu như việc gia đình bên kia sử dụng được công nhận diện tích nhiều hơn mà ranh giới giữa hai nhà không có sự thay đổi thì việc thay đổi diện tích này có thể do đo đạc sai sót. Còn nếu như ranh giới giữa hai gia đình có sự thay đổi và có căn cứ xác định họ lấn, chiếm đất của gia đình mình thì anh/chị có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp phù hợp.
---
- Đề nghị tư vấn giải quyết tranh chấp đất về lối đi chung
Câu hỏi:
Chào luật sư. Em có một câu hỏi liên quan đến tranh chấp lối đi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp ạ. Cụ thể là: Đất của gia đình em ở từ trước năm 1993, cho đến năm 2004 thì gia đình em được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau một thời gian thì trên huyện có vẽ một con đường nhỏ chạy dọc bên cạnh đất của nhà em và 3 nhà khác. Nhưng mãi không quy hoạch vì vướng phải đường cột điện quốc gia không thể quy hoạch được, trước đó gia đình em có nhiều lần bàn với hàng xóm mở đường để nhà em xây nhà, nhưng họ không muốn mở, cho nên nhà em xây cổng và lợp dàn nắng che mưa nắng quanh đấy.
Mãi cho đến năm 20xx nhà bác hàng xóm bên cạnh nhà em xây nhà cho con và bán đất cho em trai trong cùng miếng vườn của nhà bác ấy, thành ra là ba nhà chung một cổng. Cho nên bây giờ bác ấy có làm đơn kiến nghị lên UB thị trấn rằng muốn mở một con đường cho các nhà đi lại. Khi UB thị trấn về đo đạc thị nói rằng nhà em thừa ra 1,5m2 đất còn các nhà khác thì hầu hết nhà nào cũng thừa 3m – 8m, nhưng do UBND huyện đã cấp hết đất thừa cho những gia đình kia rồi, nên giờ k có đất để làm đường nữa, giờ còn mỗi nhà em thừa 1,5m2 đất.
Bây giờ bác hàng xóm muốn mở đường cho con và em trai đi lại, nên kiến nghị lên UB thị trấn để xin mở đường, nhưng thị trấn bảo đây không phải là con đường quốc gia, cũng không phải con đường thẳng mà là con đường xiên, nếu dân muốn mở thì 4 hộ xung quanh tự về bàn bạc với nhau để mở, và nếu mở thì gia đình em phải trả lại 1,5m2 thừa đó để làm đường, ước tính thiệt hại rất nhiều.
Vậy em muốn hỏi luật sư là: nếu nhà bác hàng xóm muốn mở đường thì gia đình em có được đền bù cho những tài sản nằm trên đất mà gia đình em đã xây dựng lên đó không ạ, và từ trước tới nay gia đình em vẫn có đóng tiền cho khoản đất thừa đó ạ.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink , trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau
Như bạn đã trình bày các phần đất thừa thuộc phần đất quy hoạch để làm đường nhưng không quy hoạch được. Do đó phần đất này thuộc UBND và UBND có cấp các phần đất thừa đó cho 2 hộ gia đình kia, phần đất 1,5m thừa từ hộ gia đình nhà bạn và gia đình bạn vẫn đóng tiền cho mảnh đất đó. Bạn cần làm rõ vấn đề UBND đã cấp GCNQSD đất cho phần đất thừa đó hay chưa
Trường hợp 1: phần đất 1,5m chưa được cấp GCNQSD đất, trong trường hợp này thì phần đất này thuộc đất của UBND dù hộ gia đình bạn có đóng tiền cho khoản đất này thì không cần ý kiến của hộ gia đình bạn, mảnh đất vẫn sẽ bị thu hồi để làm đường. Vì đây là đất của UBND nên bạn cũng không được bồi thường
Trường hợp 2: phần đất 1,5m đã được cấp GCNQSD đất, vậy thì phần đất này là đất của hộ gia đình bạn. Việc hộ gia đình bạn trả lại đất cho UBND để làm đường là mang tính tự nguyện theo Điều 65 Luật đất đai 2013: "c) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;"
Tại Điều 82 Luật đất đai 2013 có quy định về trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất như sau:
"Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:
1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;
2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;
3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;
4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này."
Vậy nếu hộ gia đình bạn đồng ý tự nguyện trả lại đất để làm đường thì hộ gia đình bạn không được bồi thường vì đây là sự tự nguyện gia đình bỏ đất để làm lôi đi cho gia đinh sử dụng nên sẽ không yêu cầu được cơ quan nhà nước bồi thường và có thể thỏa thuận mức bồi thường với các hộ gia đình khác nếu như họ muốn làm đường riêng.
Bên cạnh đó, ngoài việc các bên có thể tự thỏa thuận bỏ một phần diện tích làm lối đi theo hướng sở hữu chung để xác định phần ngõ đi này thuộc sở hữu của tất cả các hộ gia đình và không bắt buộc phải ghi nhận là ngõ đi của nhà nước, theo đó, các gia đình có quyền yêu cầu ghi nhận phần diện tích này làm diện tích sử dụng chung giữa các hộ gia đình mà không bị mất 1,5m đất này và vấn đề bồi thường sẽ không đặt ra.
Trân trọng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất