Thừa kế theo pháp luật theo quy định luật dân sự mới nhất
Mục lục bài viết
1. Luật sư tư vấn Dân sự - Thừa kế
Chế định thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Trong chế định thừa kế, pháp luật quy định bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Theo đó, thừa kế theo di chúc được áp dụng trong trường hợp người để lại di sản có di chúc hợp pháp thể hiện ý chí định đoạt tài sản của mình sau khi chết; còn thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Như vậy, nếu bạn có các vướng mắc liên quan đến chế định thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng, bạn cần phải tham khảo các quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 hoặc hỏi ý kiến luật sư có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực này. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ evolution tài xỉu online uy tín tvlink để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Quy định về thừa kế theo pháp luật
- Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
- Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
- Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
- Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật dân sự 2015.
- Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật dân sự 2015.
- Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác
1. Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
2. Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.
------
3. Tình huống tư vấn quy định về thừa kế theo pháp luật
- Thừa kế theo pháp luật và thừa kế thế vị quy định thế nào?
Câu hỏi:
Chào văn phòng evolution tài xỉu online uy tín tvlink , cho em hỏi trường hợp Ngoại e đã mất và để lại một phần tài sản Hộ khẩu gia đình hiện đang là 5 người. 4 người lớn (4 người con gái) và 1 thành viên 17 tuổi (là cháu nội con của người con trai đã mất) . Giờ đây gia đình muốn chia tài sản. Vậy xin hỏi luật sư thì người cháu thuộc hàng thừa kế thư 2 có được hưởng tài sản không trong khi hàng thừa kế thứ nhất vẫn còn 4 người nếu được thì là bao nhiêu phần tài sản?? e xin cảm ơn.
Trả lời:
Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
>> Thừa kế theo pháp luật dân sự
>> Thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật dân sự
Theo đó, trong trường hợp của bạn vì bà ngoại mất không có di chúc nên toàn bộ di sản được chia cho những người thừa kế hợp pháp gồm 5 người con. Mỗi người đều được hưởng phần di sản bằng nhau (di sản chia đều để chia cho người thừa kế). Tuy nhiên, trong 5 thành viên thì có một người con của bà đã mất nên sẽ phải xác định người con này của bà mất trước hay sau bà. Nếu mất trước thì cháu sẽ là người thừa kế thế vị đối với phần di sản mà bố được hưởng từ phần của bà; nếu mất sau bà thì vợ con của người này sẽ được hưởng phần di sản đó.
---
- Luật sư tư vấn về trường hợp phát sinh thừa kế theo pháp luật
Câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi trường hợp của em là nhà chồng em có 3 anh chị em gồm: chị lớn,chị kế và chồng em là con trai út.em có 1 đứa con trai nay được 4 tuổi và cũng là cháu đích tôn.Ba chồng em đã mất.Nhà ở hiện tại má chồng em đứng tên.Trong khi đó chị chồng lớn em có chồng là Việt kiều Mỹ hiện đang sinh sống bên đó và đã có quốc tịch Mỹ.
Nhưng nhà ở Việt Nam chị vẫn đang nắm quyền toàn bộ từ việc nhỏ đến việc lớn trong nhà, má chồng em rất nghe lời theo( chỉ không đứng tên giấy tờ nhà).Chị chồng kế em thì bị tật nguyền nhưng lao động được.Chồng em thì ăn chơi không biết lo nhà cửa.
Vậy cho em hỏi là nếu 1 ngày má chồng em không để lại di chúc (với trường hợp ra đi đột ngột) thì sẽ phân chia tài sản ra sao? Em và con em có được hưởng gì không? Nếu chị chồng em về việt nam ở luôn vậy có thể dành căn nhà đó được không?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn evolution tài xỉu online uy tín tvlink . Đối với trường hợp của bạn tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về vấn đề phân chia di sản thừa kế của mẹ chồng bạn:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 nếu mẹ chồng bạn mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế của mẹ chồng bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:
“Xem trích dẫn tại phần tư vấn (2)
Như vậy theo quy định này thì khi mẹ chồng bạn mất đi di sản thừa kế của mẹ bạn sẽ được chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất, tức là chồng bạn cùng 2 chị gái của chồng bạn đều có quyền được hưởng di sản thừa kế, và mỗi người được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy, chị chồng của bạn không có quyền một mình sử dụng căn nhà này (trừ trường hợp có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế/văn bản từ chối nhận di sản thừa kế)
Thứ hai, về vấn đề quyền của mẹ con bạn đối với phần di sản thừa kế của mẹ chồng:
Theo quy định tại khoản 1 điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định tài sản chung của vợ chồng như sau:
''1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”
Như vậy, theo quy định này thì đây là tài sản chồng bạn được thừa kế riêng vì vậy nó không nằm trong phần tài sản chung của vợ chồng. Tức là bạn và con bạn không có quyền đối với phần tài sản mà chồng bạn được thừa kế, trừ trường hợp chồng bạn tặng cho hoặc đồng ý nhập tài sản này vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất