Thừa kế thế vị là gì? Xác định thừa kế thế vị thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thừa kế thế vị là gì?
Để dảm bảo quyền lợi cho những người có quan hệ huyết thống trực hệ trong phạm vi gần gũi, Bộ luật dân sự quy định về thừa kế thế vị như sau:
Thừa kế thế vị được hiểu là: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
>> Tư vấn quy định về thừa kế thế vị, gọi: 1900.6169
2. Quy định về thừa kế thế vị
- Bản chất của thừa kế thế vị
Một người cha (mẹ) có bao nhiêu người con thì bấy nhiêu người con đó (cháu của ông bà) sẽ được hưởng thừa kế thế vị của ông bà nếu cha mẹ chết trước ông bà. Tất cả những người con này chỉ được hưởng một suất thừa kế mà lẽ ra cha hoặc mẹ của những người này được hưởng nếu còn sống. Tương tự như vậy, nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì (tất cả) chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
- Mối liên hệ giữa thừa kế thế vị và hàng thừa kế
Quan hệ thừa kế theo hàng nói chung và quan hệ thừa kế thế vị nói riêng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ thừa kế thế vị không phải là quan hệ thừa kế theo trình tự hàng nhưng hàng thừa kế là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị trong trường hợp con của người để lại di sản là người được hưởng thừa kế theo hàng nhưng đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản.
Theo quy định hàng thừa kế thứ hai và thừa kế thế vị thì cháu thuộc diện thừa kế của ông bà nội, ông bà ngoại. Vậy khi nào cháu nội, cháu ngoại được hưởng thừa kế thế vị và khi nào được hưởng thừa kế theo hàng?
- Các cháu được hưởng thừa kế thế vị khi bố mẹ các cháu đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản.
- Các cháu được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ hai khi những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất không còn ai hoặc còn nhưng họ bị truất, bị tước quyền hưởng di sản thừa kế, từ chối nhận di sản thừa kế.
----
3. Tình huống luật sư tư vấn về thừa kế thế vị
- Thừa kế thế vị quy định thế nào?
Câu hỏi:
Luật sư cho hỏi: Bố tôi là liệt sỹ hi sinh năm 1968. Nay gia đình bố tôi có phân chia tài sản do ông bà để lại, thì gia đình tôi không có phần. Tôi hỏi thì nhận được câu trả lời là năm 201xcó nghị định mới về phân chia tài sản thừa kế. Nói rằng bố tôi chết trước ông nội tôi (ông nội tôi mất năm 20xx) nên bây giờ phân chia tài sản thừa kế mẹ tôi và tôi không có phần.
Tôi xin hỏi có đúng vậy không và nghị định đó là như thế nào. Mặc dù bố tôi mất nhưng còn có tôi và mẹ tôi chẳng nhẽ hi sinh cho đất nước mà cũng bị tước quyền thừa kế sao. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Theo quy định tại điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 về thừa kế thế vị. Cụ thể:
"Thừa kế thế vị:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."
Như vậy, xét theo thông tin cung cấp với quy định pháp luật hiện hành thì việc bố bạn mất trước thời điểm ông, bà nội mất thì cháu (tức bạn và anh chị, em khác trong gia đình sẽ được xác định là người thừa kế thế vị đối với phần thừa kế mà bố bạn được hưởng trong khối di sản mà ông, bà để lại). Theo đó, nếu các đồng thừa kế trên thực hiện phân chia mà không có sự đồng ý của anh, chị em bạn là trái với quy định pháp luật và trường hợp đã phân chia, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và phân chia lại di sản thừa kế.
>> Giải đáp vướng mắc về thừa kế thế vị, gọi: 1900.6169
-----
- Hỏi về quyền hưởng di sản thừa kế do thừa kế thế vị
Câu hỏi:
Xin chào Công ty Luật TNHH Minh Gia. Tôi có một câu hỏi về thừa kế thế vị như sau: Năm 20xx, ông bà nội tôi được UBND huyện cấp cho 01 giấy chứng nhận QSD đất. Năm 20xx bà nội tôi mất. 2 ông bà có 07 người con.trong đó có bố tôi. bố tôi mất năm 20xx. vậy tôi xin hỏi, bố tôi mất rồi tôi có được thừa kế di sản của bà nội tôi không?
Trả lời tư vấn:
Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:
>> Phân chia di sản do hưởng thừa kế thế vị thế nào?
Theo quy định của pháp luật, trường hợp toàn bộ di sản thừa kế của ông bà nội được chia theo pháp luật mà bố của anh mất trước ông bà nội thì phần di sản thừa kế của bố đáng ra được hưởng nếu còn sống sẽ được chia cho các con (trong đó có anh).
Vậy, khi tiến hành chia toàn bộ khối di sản trên thì anh sẽ có ý kiến để được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.
-----
- Xác định thừa kế thế vị thế nào?
Câu hỏi:
Kính chào luật sư! Tôi có một vấn đề thắc mắc về thừa kế kính mong luật sư tư vấn. Vụ việc là .Ông bà nội tôi (đã mất) có 2 ngừời con trai (ba và bác tôi đều đã mất) và 1 ngừời con gái (cô tôi đang định cư nứớc ngoài). Ông bà có để lại căn nhà cho ba mẹ tôi nhưng chưa sang tên. Được sự đồng ý của cô, tôi có thể sang tên sở hữu căn nhà trên được không? Và người vợ của bác tôi muốn tôi bán căn nhà trên. Vậy xin thưa nếu bán căn nhà trên thì sẽ được chia như thế nào? Chân thành cảm ơn .
Tư vấn: Chào bạn, yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:
>> Luật sư tư vấn về thừa kế thế vị
Tuy nhiên trong câu hỏi của bạn không nêu rõ là bác của bạn mất trước hay mất sau ông của bạn. Nếu như bác bạn mất trước ông thì con của bác sẽ được hưởng phần thừa kế của bác (thừa kế thế vị) , còn lại nếu bác bạn mất sau ông thì hàng thừa kế thứ nhất của bác bạn sẽ được hưởng phần di sản của bác (vợ, con của bác).
Trân trọng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất