Quyền yêu cầu ly hôn, căn cứ ly hôn và thủ tục đơn phương ly hôn?
1. Căn cứ ly hôn và thủ tục đơn phương ly hôn mất bao lâu?
Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin chào quý luật sư! Xin nhờ tư vấn giúp tôi việc li hôn như sau: Tôi và chồng mới cưới chưa dc 1 năm và có con dc 4 tháng tuổi. trong tgian có bầu tôi đi làm ở sg, chồng tôi ở Vũng Tàu, lúc đó chồng tôi còn đang thât nghiệp. khi tôi sinh ở sg chồng tôi cũng k lên, đầy tháng con cũng k xuống nhà ngoại. và cũng k chu cấp cho tôi đồng nào trong suốt thời gian mang bầu và bây giờ là nuôi con. chồng tôi vô trách nhiệm và nói chuyện con ngang ngược với mẹ tôi. nên giờ tôi muốn li hôn. có mấy vấn đề tôi xin dc tư vấn: 1. tôi k giữ giấy đăng kí kết hôn có nộp đơn li hôn đơn phương được không? ( chồng tôi giữ vi muốn con về bên nội làm khai sinh và k đưa cho tôi làm khai sinh để k lấy dc tiền thai sản) 2. nếu dc khi nộp đơn tôi cần những thủ tục gì và nộp ở đâu? 3. tôi muốn giành quyền nuôicon, tôi làm ở sg cũng hơn 5 năm công việc ổn định, lương đủ sống cho 2 mẹ con tôi. 4. chồng tôi mới đi làm dc khoảng 4 tháng làm tài xế cty ở quê, lúc trước cũng làm qua mấy công việc, k lâu dài. 5. nếu chồng tôi k chịu kí thì toà có xử cho li hôn đơn phương không? Kính mong quí luật sư tư vấn giúp! Tôi chân thành cám ơn rất nhiều!
Trả lời tư vấn: Chào bạn, đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về quyền đơn phương ly hôn: Khi quan hệ hôn nhân lầm vào tình trạng trầm trọng không thể kéo dài mục đích hôn nhân không đạt được thì chị có quyền yêu cầu TAND giải quyết cho ly hôn. Nếu có đủ căn cứ giải quyết ly hôn thì dù người chồng không đồng ý thì TAND vẫn có cơ sở giải quyết cho ly hôn. Nếu bản chính giấy đăng kí kết hôn anh chồng giữ chị có thể tới UBND xã phường nơi đăng kí kết hôn để xin bản sao trích lục để kèm vào hồ sơ ly hôn. Tương tự, giấy khai sinh của con chị cũng xin bản sao trích lục tại nơi đăng kí khai sinh. Thủ tục chị tham khảo bài viết sau:
>> Quyền yêu cầu ly hôn và thủ tục đơn phương ly hôn?
Thứ hai, về vấn đề quyền trực tiếp nuôi con chị thảm khảo bài viết sau:
>> Quy định về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuối khi ly hôn
Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
-----
2. Ly hôn như thế nào nhanh nhất?
Câu hỏi: Cho em hỏi về cách giải quyết vấn đề hôn nhân của em , vợ chồng em sống không hạnh phúc không hộp với nhau và vợ em hay lăng nhăng với người khác hiện giờ vợ chồng em ra riên ở không sống chung với nhau nữa vợ chồng em có 1 đứa con 3tuổi . giờ cả 2 vợ chồng em điều muốn ly hôn , em thì vẩn cho tiền con em mua sữa tã đều đều nhưng em không chấp nhận cấp dưỡng hàng tháng vợ em cũng đồng ý , 2 vợ chồng em không có tài sảng , mông luật sư tư vấn hộ em giờ cần làm gì để ly hôn nhanh nhất không phải kéo dài nữa, em cám ơn luật sư trước ạ.
Trả lời tư vấn: Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink , đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự thông qua bài viết "Tư vấn về thuận tình ly hôn". Anh tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Ngoài ra, anh có thể tham khảo thêm qua Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh.
---
3. Hỏi luật sư về thủ tục ly hôn đơn phương
Nội dung đề nghị tư vấn: Tôi lập gia đình từ năm 2003, đã có 2 con, 1 trai 9 tuổi, 1 gái 7 tuổi. Cuộc sống giữa hai vợ chồng tôi không có hạnh phúc do tính tình, quan điểm sống không hợp, chồng tôi còn có bồ bên ngoài vì vậy cuộc sống hôn nhân ngày càng trầm trọng, tình trạng hôn nhân không thể kéo dài hơn nữa.
Tôi muốn hỏi mấy việc sau:
1. Về con cái: 6 tháng nay tôi đang thất nghiệp và không có bất cứ tài sản gì thì quyền nuôi con sẽ thuộc về người bố đúng ko ạ? Vì nếu ở với tôi, các con tôi sẽ không được hưởng cuộc sống vật chất đầy đủ nên tôi cũng muốn các con ở với bố.
2. Về tài sản chung: Năm 2003 khi lập gia đình, cả hai bên đều chưa có tài sản gì. Đến giờ đã có 1 căn hộ chung cư và một số tài sản giá trị khác. Về đất đai và các tài sản cố định khác, tôi muốn để thừa kế lại cho 2 con tôi. Còn các tài sản khác như tài khoản ngân hàng thì tôi có được chia không và tỷ lệ chia như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn Quý công ty!
Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi đề nghị tư vấn đến evolution tài xỉu online uy tín tvlink , đối với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về con chung.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 81của luật Hôn nhân gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì:
“Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.
Theo đó, khi ly hôn, vợ chồng bạn sẽ tự thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, trường hợp không thỏa thuận được thì tòa sẽ căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con (xem xét nguyện vọng của con khi con từ đủ 7 tuổi trở lên) để giao cho một bên nuôi. Có nghĩa là quyền trực tiếp nuôi con không mặc nhiên thuộc về người chồng khi người vợ có điều kiện khó khăn. Mặt khác, mặc dù không trực tiếp nuôi con nhưng người còn lại vẫn có quyền, nghĩa vụ chăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về tài sản chung.
Khi ly hôn tài sản chung sẽ được giải quyết theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì vợ chồng có thể yêu cầu tòa giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu vợ chồng bạn không thống nhất được với nhau về vấn đề tài sản thì một trong hai bên có thể yêu cầu tòa giải quyết theo quy định của pháp luật, cụ thể tại:
Khoản 2 Điều 59 quy định về Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:
"... 2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình."
4. Căn cứ Tòa án quyết định cho vợ chồng ly hôn
Hỏi: Bố mẹ cháu kết hôn được gần 30 năm, bố cháu là viên chức. Nhưng bố cháu ngoại tình và có con riêng. Vì thế nên mẹ cháu muốn làm thủ tục ly hôn. Cháu xin hỏi là bây giờ thủ tục sẽ như thế nào và có cần chứng cứ gì không ạ? Công việc của bố cháu có bị ảnh hưởng không? Về vấn đề tài sản, bố cháu là người đứng tên toàn bộ tài sản nhưng mẹ cháu lại là người kiếm được các tài sản đó. Vậy khi phân chia thì sẽ như thế nào ạ
Trả lời tư vấn: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về căn cứ giải quyết ly hôn, anh chị tham khảo nội dung chúng tôi đã tư vấn tương tự sau đây:
>> Căn cứ Tòa án quyết định cho vợ chồng ly hôn
Thứ hai, về việc xác định tài sản chung và nguyên tắc phân chia tài sản chung
>> Về vấn đề xác định tài sản chung và tài sản riêng vợ chồng
Như vậy, theo quy định những tài sản được hình thành trong thời kì hôn nhân do thu nhập hợp pháp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, lao động của vợ, chồng thì được coi là tài sản chung ( trừ trường hợp được tặng, cho, thừa kế hoặc tài sản được hình thành từ giao dịch dân sự từ tài sản riêng). Do đó, nếu những tài sản đứng tên người bố mà được hình thành trong thời kì hôn nhân do công sức của cả hai vợ chồng tạo ra được xác định là tài sản chung. Khi ly hôn, nếu hai vợ chồng không tự thỏa thuận được về vấn đề chia thì có quyền yêu cầu TAND giải quyết. TAND dựa trên nguyên tắc tài sản chung thì chia đôi, có tính đến công sức đóng góp của các bên, tới hoàn cảnh gia đình của các bên, tính tới yếu tố lỗi của các bên( ngoại tình, bạo lực gia đình, phá tán tài sản).
------
5. Căn cứ Tòa án quyết định cho vợ chồng ly hôn
Câu hỏi: Tôi vẫn luôn yêu chồng, chăm sóc quan tâm chồng và con cái hết sức mình. Nhưng chồng tôi luôn đánh đập tôi, lăng mạ sỉ nhục tôi và dòng họ tôi, luôn phong kiến, bảo thủ và bạo lực nhưng tôi không hề phản kháng và khi hàng xóm báo công an lên giải quyết tôi vẫn nói là tôi ngã chứ chồng không đánh tôi, với bạn bè, đồng nghiệp tôi cũng nói anh ấy là con người tốt bụng, chăm chỉ.Anh ấy làm tôi đau khổ mười mấy năm trời. Ấy thế mà đùng cái anh ấy đem đơn ly hôn xuống tòa, khi hòa giải anh ấy gần như bịa chuyện, nói láo sự thật rằng anh ấy bị tôi đánh, bị con cái ghét bỏ vì mẹ nói xúi giục và rất nhiều chuyện khác cũng bị đổi trắng thay đen. Vậy cho tôi hỏi rằng tòa có xử lí việc này không khi tôi vẫn còn thương chồng, con tôi đang tuổi lớn khó dạy dỗ và họ hàng từ bỏ?
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:
>> Căn cứ Tòa án quyết định cho vợ chồng ly hôn
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Nếu người chồng muốn ly hôn thì phải chứng minh được trước tòa về tình trạng hôn nhân của hai vợ chồng trầm trọng kéo dài, về hành vi bạo lực gia đình và hành vi xúi giục con cái và các hành vi khác mà người chồng nói thì phải có căn cứ chứng minh. Nếu người chồng không đưa ra được những chứng cứ chứng minh cho những gì bản thân anh ta nói thì Tòa sẽ không thể dựa vào đó làm cơ sở cho ly hôn.
Trân trọng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất