Điều kiện để được trực tiếp nuôi con khi ly hôn?
1. Điều kiện để được trực tiếp nuôi con khi ly hôn?
Câu hỏi: Xin luật sư giúp gia đình chúng tôi với trường hợp gia đinh của anh tôi về vấn đề giành quyền nuôi con sau ly hôn. Tôi xin kể theo giai đoạn để có thể giúp gia đình tôi:
- Anh trai tôi kết hôn năm 2010 và đến ngày 27/04 thì đón 1 cháu gái ra đời.
- Sau khi cháu được 6 tháng thì vợ chồng anh ly hôn, vợ anh quay lại Nhật làm việc.
- Từ khi ly hôn đến nay anh tôi nuôi cháu và ở chung với ông bà nội (nhà riêng)i để được hỗ trợ chăm sóc cháu. Chị vợ từ đấy đến nay gặp cháu khoảng 2-3 lần.
- Mùng 1 tết năm nay thì chị về và muốn giành nuôi con, đưa bé sang Nhật cùng mẹ. Theo như chị nói thì muốn đưa bé sang đấy để dc hưởng GD tốt hơn.
Tôi được biết bé dưới 3 tuổi sẽ dc giao cho mẹ chăm sóc. Vậy nếu anh tôi muốn giành quyền nuôi bé thì sẽ ra sao và cần phải làm gì. Xin luật sư tư vấn giúp. Anh tôi dự định nếu phải ra tòa giải quyết tranh chấp thì sẽ nhờ đến luật sư để giúp đỡ.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn luật hôn nhân gia đình đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink , trường hợp bạn hỏi chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Về quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn:
Theo quy định Quy định tại Điều 81 Luật HNGĐ năm 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Về nguyên tắc, việc nuôi con khi ly hôn trước hết do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con, Tòa án sẽ xem xét các yêu tố sau đây để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng:
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm về vấn đề cấp dưỡng nuôi con như sau:
...Theo quy định ...người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.
c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.
Như vậy trong trường hợp của bạn, nếu cháu bé sinh vào tháng 04/2010 thì cho đến thời điểm hiện nay cháu đã trên 3 tuổi, còn nếu cháu bé sinh tháng 04/2011 thì đến tháng 4/2014 cháu sẽ tròn 3 tuổi. Đối với trẻ trên 3 tuổi thì quyền nuôi con của cha và mẹ là như nhau, nếu cả cha và mẹ đều tranh chấp quyền nuôi con thì cha và mẹ buộc phải chứng minh điều kiện nuôi con của mình
+ Thu nhập hàng tháng (có đảm bảo để nuôi cháu hay không?)
+ Chỗ ở ổn định (Có đảm bảo để cháu có chỗ ở lâu dài hay không?)
+ Môi trường sống (Có đảm bảo cho sự phát triển cả về tinh thần lẫn thể chất của cháu hay không?)
+ Thời gian làm việc (Bạn có thời gian để chăm sóc cháu hay không?)
+ Sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ giành cho con.
+ Hành vi của cha mẹ ( Có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sự phát triển của trẻ).
Bạn có nói rằng từ ngày ly hôn thì người mẹ đi nước ngòai và việc chăm em bé hoàn tòan do người cha và gia đình bên nội. Đó là một lợi thế để khi ra tòa người cha có thể đưa ra để chứng minh việc nuôi con của mình. Người cha có thể hòan tòan đảm bảo việc nuôi con trong một môi trường tốt và đầy đủ, cùng với sự trợ giúp của gia đình để đảm bảo việc cháu bé luôn đựoc quan tâm và chăm sóc tốt nhất.
2. Điều kiện để giành quyền nuôi con sau khi đã ly hôn được quy định như thế nào?
Nội dung yêu cầu tư vấn: Chào luật sư ạ.Em có vấn đề này cần tư vấn, mong luật sư giải đáp giúp ạ. Em và chồng đã ly hôn từ tháng 6/2017, khi ly hôn em là người trực tiếp nuôi con, chồng em không trợ cấp. Em ly thân từ tháng 8/2016, từ đó đến nay em một mình nuôi con, chồng không trợ cấp 1 khoản nào, hiện tại công việc của em thu nhập chính 8.4tr/ tháng (có thể chứng minh bằng bảng lương), có thêm những khoản ngoài, tính trung bình 1 tháng khoảng 15tr. Em hiện làm cách nhà ông bà 30km, bé ở trọ với em. Chồng em đi làm nhà nước lương hơn 3tr, có 3 miếng đất. Chồng em đòi dành quyền nuôi con, vậy em có bất lợi gì không ạ? Luật sư tư vấn giúp em với ạ. Cảm ơn luật sư.
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink . Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ”.
Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn về chồng mình đã ly hôn từ tháng 6 năm 2017. Tại thời điểm ly hôn, Tòa án ra quyết định giao con cho bạn trực tiếp nuôi nhưng hiện nay chồng bạn đang muốn thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con. Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì chồng bạn chỉ được yêu cầu được nuôi con trong trường hợp: một là, bạn và chồng cũ có thể thuận được việc để cho anh ấy nuôi con phù hợp với lợi ích của con; hai là, bạn không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trong thực tế, bạn vẫn muốn tiếp tục được trực tiếp nuôi con nên anh ấy chỉ có thể giành quyền nuôi con khi anh ấy chứng minh được bạn không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Trong trường hợp này, để tránh trường hợp chồng cũ có căn cứ để yêu cầu Tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con thì bên cạnh về mặt tài chính (thu nhập ổn định), chỗ ở hợp pháp để đảm bảo cho con có cuộc sống ổn định bạn cũng cần phải đảm bảo các yếu tố về thời gian chăm sóc như bạn không làm ca đêm, có thời gian để thường xuyên chăm sóc con, cách giáo dục con phù hợp để đảm bảo tốt nhất về mặt lợi ích cho con...
Như vậy, nếu bạn đáp ứng được các điều kiện về mặt vật chất và tinh thần để đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con thì chồng cũ của bạn sẽ không thể đề nghị Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.
3. Các điều kiện để Tòa án giao con cho người trực tiếp nuôi sau khi ly hôn là gì?
Nội dung câu hỏi: Xin chào luật sư. Em muốn dc tư vấn về đơn phương li hôn và dc quyền nuôi con. Em và ck em kết hôn từ năm 2009. Em sinh cháu thứ nhất thì ck em ko nhận cháu là con. Mặc dù đã đi xét nghiệm ADN và kết quả là con anh ấy. Trong quá trình chung sống anh ấy đánh đập mẹ con em rất nhiều lần. Ngay cả khi co trai em mới 1,5 tuổi. Anh ấy ko cho em đi đâu cả thậm chí đi làm khoá cửa mẹ con em trong nhà. Đến cuối năm 2010 em sinh cháu gái thứ 2. Khi cháu dc 5 tháng do ko chịu dc sự đánh đập của anh ấy nên em mang con trốn về bên ngoại. Đã nhiều lần em viết đơn li hôn nhưng anh ấy xin lỗi nên em lại cho cơ hội. Nhưng khi chung sống với em anh ấy nhắn tin cho rất nhiều phụ nữ. Đến năm 2013 em chính thức gửi đơn đi.anh ấy ko đồng ý nhưng thấy em cương quyết anh ấy đã mang con gái đi khi con bé dc 3t. Và từ đó đến nay ko cho em dc gặp con. Gọi điện ko nghe. Nhắn tin ko trả lời. Bây giờ em hỏi dc địa chỉ con bé học. Em phải đi gặp trộm khi bé ở trường. Nếu anh ấy biết chắc chắn sẽ lại đánh em. Em xin luật sư tư vấn cho em làm cách nào để em quyền nuôi con gái. Vì thực sự con bé muốn sống với em. Lúc nào xuống thăm cũng bảo “ mẹ mang con về với mẹ. Con ko muốn ở với ba. Ba ác lắm”. Và thêm điều nữa. Anh ấy chắc chắn bị bệnh. Anh ấy đánh đập ng khác rất ghê. Ko có điểm dừng. Ngày còn sống cùng nhau. Anh ấy hay nói anh ấy có năng lực siêu nhiên. Biết dc trc sự việc xảy ra. Hoang tưởng em ngoại tình mà chưa bao giờ bắt dc em với ai. Anh ấy ko đánh ai thì thôi. Đã đánh thì rất khủng khiếp. Em mong luật sư tư vấn cho em. Em ko muốn con gái em sống trong sợ hãi mỗi ngày. Hơn nữa nguyện vọng của con là sống với em. Em xin cảm ơn luật sư Được gửi từ iPhone của tôi
Trả lời: Cám ơn ban đã gửi câu hỏi đến công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink , với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau
Vì bạn không nói rõ là bạn đã thực hiện xong thủ tục ly hôn với chồng hay chưa nên nếu cho đến giờ, bạn vẫn chưa thực hiện xong thủ tục ly hôn với chồng thì bạn có quyền gửi đơn ly hôn đơn phương đến Tòa án nhân dân Quận ( Huyện ) nơi mà chồng bạn đang cư trú yêu cầu giải quyết Theo Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 "Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."
Vấn đề nuôi con sau khi ly hôn nếu 2 bên không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét đến điều kiện về mọi mặt của bố và mẹ để giao con trực tiếp cho người nào nuôi theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã trích dẫn tại phần trên về "...Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn"
Bạn cần cung cấp các chứng cứ chứng mình việc bạn có công việc ổn định cũng như có thời gian chăm sóc con, bên cạnh đó bạn cần đưa ra các chứng cứ về việc chồng bạn thường xuyên có hành vi đánh đâp bạn và con bạn để Tòa xem xét.
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất