Quyền nuôi con và điều kiện để giành quyền nuôi con
1. Luật sư tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình
Hôn nhân và gia đình giống như một xã hội thu nhỏ, trong đó có hạnh phúc của vợ, chồng, các thành viên khác trong gia đình và ở đó cũng có những mâu thuẫn, xung đột phát sinh. Khi những mâu thuẫn giữa vợ chồng được đẩy lên đến đỉnh điểm, làm cho cuộc sống hôn nhân không thể tiếp tục thì việc ly hôn là một hậu quả tất yếu nhằm chấm dứt quan hệ vợ, chồng. Tuy nhiên, ngoài hậu quả pháp lý là chấm dứt quan hệ vợ, chồng bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì việc ly hôn kéo theo các hệ lụy khác phát sinh như xác định người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn hay phân chia tài sản chung vợ, chồng khi ly hôn,…
Mặt khác, các quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành không quy định rõ các tiêu chí để xác định người trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn nên các bên đương sự còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi yêu cầu Tòa án giải quyết.
Do đó, nếu bạn đang gặp phải những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Điều kiện để chồng giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Nội dung đề nghị tư vấn: Chào luật sư, tôi muốn hỏi trường hợp về hôn nhân gia đình như sau: Hiện nay vợ chồng tôi có một bé gái 2t nhưng cuộc sống luôn xảy ra mâu thuẫn.
Tôi hiện là nhân viên của ngành H, vợ tôi không có nghề nghiệp ổn định hiện đang làm về may gia công ăn lương sản phẩm. Trong mâu thuẫn cãi vã hàng ngày thì vợ tôi hay đòi tự tử, dạo gần đây hăm doạ sẽ đem con chết cùng. Từ nhỏ vợ tôi đã không có được sự giáo dục tốt từ gia đình, thường thì sống dựa vào các cô chú nên tôi không muốn con tôi rơi vào hoàn cảnh thiếu giáo dục .Về mặt vật chất tôi tin bản thân mình đủ khả năng chăm lo cho con đầy đủ và tốt nhất còn vợ tôi thì gần như không có khả năng. Bố vợ hiện là bảo vệ cho một khu vui chơi mẹ vợ thì ở nhà, em vợ sắp lấy chồng nên khả năng chăm lo về vật chất là không đáp ứng cho con tôi đầy đủ. Trong quá trình sống cùng và chăm sóc con thì cả 2 vợ chồng đôi khi vẫn đánh bé nhưng tôi thì chỉ đánh vào mông bé còn vợ tôi thì khi giận dỗi thường tát vào mặt bé (điều này nhiều người chứng kiến nhưng sẽ không làm chứng cho tôi do toàn là người thân bên vợ) đôi khi tranh luận vợ tôi còn đảm bảo sau khi ly hôn nếu con theo mẹ sẽ đem con đi chỗ khác không cho tôi gặp mặt. Xin hỏi trong trương hợp này thì tôi có thể giành được quyền nuôi con hay khồng? Và cần chứng minh những gì để giành được quyền nuôi con vì theo quy định con dưới 36 tháng được giao trực tiếp cho mẹ. Xin giúp tôi tư vấn
Quyền nuôi con và điều kiện để giành quyền nuôi con
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink , trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Tại điều 81, Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo như những gì bạn trình bày đó là con bạn 2 tuổi (chưa đủ 36 tháng tuổi) và vợ bạn không có đủ điều kiện để nuôi con do thu nhập bấp bênh (may gia công ăn lương sản phẩm) đồng thời hay có những hành vi đe dọa đem con chết cùng, hay đánh cháu, tát vào mặt cháu… trong khi bạn lại có công việc ổn định hơn vợ, thu nhập có yêu cầu được nuôi con khi ly hôn nên căn cứ theo khoản 3 điều này nếu bạn chứng minh được những thông tin trên là có căn cứ thì đó là cơ sở để bạn giành lại quyền nuôi con khi mà vợ bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi con bạn.
Theo đó bạn cần chứng minh với Tòa án khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc con đó là:
Thứ nhất, bạn cần chứng minh các yếu tố về tinh thần bao gồm thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của mình và các điều kiện về vật chất bao gồm điều kiện về ăn, ở, sinh hoạt mà anh dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập trung bình hàng tháng, tài sản, chỗ ở của anh có phù hợp với con không;
Đặc biệt do con dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên giao cho mẹ nuôi nên anh cần chứng minh những hành vi đe dọa của vợ bạn đối với con bạn như đe dọa sẽ tự tử và mang con chết theo; hay đánh và tát con mặc dù con còn rất bé là có thật, trình độ học vấn của vợ bạn, lối sống dựa dẫm của vợ bạn có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con. Bên cạnh đó cũng cần chứng minh thu nhập của vợ bạn là bấp bênh khó có thể đáp ứng tốt cho việc nuôi con.
Trên đây là nội dung tư vấn của evolution tài xỉu online uy tín tvlink về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quyền nuôi con và điều kiện để giành quyền nuôi con. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất