Tranh giành quyền nuôi con khi ly hôn giải quyết thế nào?
Mục lục bài viết
Nếu có vướng mắc về hôn nhân gia đình, tranh chấp về quyền nuôi con khi giải quyết ly hôn, tranh chấp tài sản hoặc các vấn đề khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.
Hoặc bạn có thể tham khảo một số tình huống luật sư tư vấn dưới đây để có góc nhìn đúng và áp dụng trường hợp của mình.
1. Ly hôn và có tranh chấp nuôi con giải quyết thế nào?
Câu hỏi:
Chào luật sư, tôi muốn hỏi về luật Hôn nhân gia đình (ly hôn và tranh chấp quyền nuôi con) như sau: Hiện tại vợ chồng tôi đã thống nhất sẽ ra tòa án ly hôn vào cuối tháng này.
Việc phân chia tài sản rất đơn giản vì hầu hết đồ đạc mua sắm sau khi kết hôn, tôi nhường cho vợ. Tuy nhiên, hai chúng tôi ai cũng có nguyện vọng được nuôi con trai đang học lớp 6, con gái được 26 tháng tuổi. Tôi muốn hỏi quy định pháp luật về quyền nuôi con khi ly hôn đối với trường hợp của tôi thì xử lý thế nào? Xin cảm ơn luật sư.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink , trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo thông tin chúng tôi nhận được thì cuối tháng này anh chị sẽ ra tòa để giải quyết ly hôn, về việc phân chia tài sản, anh đồng ý nhường hết cho vợ mình nên tôi xin phép không đề cập đến vấn đề chia tài sản nữa.
Tuy nhiên anh chị đều có nguyện vọng được nuôi 2 con của mình là một cháu trai đang học lớp 6 và một cháu gái 26 tháng tuổi.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về quyền nuôi con khi ly hôn như sau:
“Xem trích dẫn quy định về quyền nuôi con"
Theo quy định đó:
Thứ nhất, về quyền nuôi con 12 tuổi
Đối với quyền nuôi bé trai đang học lớp 6 thì Tòa sẽ tham khảo nguyện vọng của cháu bé là muốn chung sống với ai để căn cứ vào đó tòa sẽ quyết định quyền nuôi con thuộc về ai trên cơ sở đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của cháu, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần.
Thứ hai, về quyền nuôi con dưới 3 tuổi
Đối với bé gái 26 tháng tuổi, do cháu bé vẫn chưa đủ 36 tháng tuổi nên khi ly hôn, quyền nuôi con đương nhiên thuộc về người vợ, trừ trường hợp vợ anh không đủ điều kiện để chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc anh chị có thỏa thuận về việc sẽ giao quyền nuôi con cho người chồng.
Luật sư Tư vấn về Quyền nuôi con sau khi ly hôn
---
Con dưới 2 tuổi khi ly hôn ai có quyền trực tiếp nuôi dưỡng?
Câu hỏi:
Chào luật sư, cho tôi hỏi: Vợ chồng tôi kết hôn đến hiện tại là 2 năm, trong quá trình sống đã sảy ra nhiều mâu thuẫn nen tôi làm đơn ly hôn đơn phương, chúng tôi có 1 cháu gái 22 tháng. Hiện gia đình chồng tôi đang giữ cháu không cho tôi đón cháu đi cùng với lý do tòa chưa xử.chồng tôi là người buôn bán tự do còn tôi đi làm công ty từ 7h30 đến 21h30 lương chỉ được 4tr/tháng.
Vậy luật sư cho tôi hỏi nếu ra tòa liệu tôi có được nuôi cháu không? Nếu tôi được nuôi cháu mà chồng không giao con cho tôi sau ly hôn thì tôi phải làm sao? Làm sao để tôi cắt khẩu khi chồng tôi không đồng ý và đưa hộ khẩu để đi cắt?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink , trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
- Về quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn
Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.
Khi ly hôn vợ chồng có thể thỏa thuận về người có quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tại thời điểm ly hôn nếu con còn nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi vì khi này trẻ còn nhỏ và cần có sự chăm sóc tỉ mỉ của người mẹ.
Nhưng nếu con trến 36 tháng tuổi thì hai bên tranh chấp quyền nuôi con cần chứng minh điều kiện về vật chất và tinh thần tốt hơn bên còn lại để đảm bảo cho con có sự phát triển tốt nhất. Hiện nay con bạn 22 tháng tuổi, hiện tại Tòa đã thụ lý và phải giải quyết theo thời hạn của pháp luật tố tụng dân sự về giải quyết tranh chấp là không quá 6 tháng với trường hợp đặc biệt thì khi đó con bạn vẫn nhỏ hơn 36 tháng tuổi.
Nếu Tòa án giải quyết và có quyết định về ly hôn và quyền trực tiếp nuôi con thuộc về bạn mà cha của bé vẫn không giao bé cho bạn thì bạn có thể yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết.
- Về vấn đề chuyển hộ khẩu sau ly hôn?
Theo quy định tại Luật cư trú quy định về quyền của công dân về cư trú như sau:
“1. Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú.
3. Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú.
4. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình...”
Khi ly hôn bạn muốn chuyển khẩu của mình đi nơi khác và chủ hộ đang giữ sổ hộ khẩu phải tạo điều kiện để bạn thực hiện các thủ tục có liên quan, trường hợp chồng bạn cố tình không giao cho bạn sổ hộ khẩu thì căn cứ Khoản 4 Điều 9 Luật cứ trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 thì bạn có thể yêu cầu công an xã giải quyết, buộc người đang giữ sổ hộ khẩu phải giao sổ hộ khẩu để thực hiện thủ tục chuyển khẩu.
---
Ly hôn theo yêu cầu của chồng giành quyền nuôi con thế nào?
Câu hỏi:
Cháu xin chào văn phòng luật sư ạ. Cháu tên là C, năm nay cháu 30 tuổi. Cháu và vợ cháu kết hôn đã được 4 năm, có 1 con gái hơn 2 tuổi. Do không hợp nhau về cách ăn nói,nhìn nhận và về góc độ tình cảm,nên cháu xin được tư vấn về việc ly hôn và cháu xin quyền được nuôi con nhỏ.Cháu hiện đang là công nhân của một nhà máy sản xuất sơn và chất chống thấm. Vợ cháu là kế toán cùng công ty. Thu nhập của cháu là 5.5tr - 6tr/tháng. Còn vợ cháu thu nhập 5.8tr/tháng. Cháu làm việc 8h/ngày và 1 tuần không quá 48h.
Do mâu thuẫn vợ chồng, xẩy ra cãi nhau nên cháu đánh vợ cháu vài cái tát, nhưng vợ cháu chẳng chịu kém, chửi lại cháu ngay trước mặt mẹ đẻ ra cháu những câu nói khiếm nhã, nhưng đó là câu mà vợ cháu chửi cháu. Mặc dù rất nhiều lần cháu có dạy bảo vợ nhẹ nhàng,nhưng chừng đó là không đủ, vẫn chứng nào tật nấy. Xét về khía cạnh chăm sóc con, khéo léo...cháu đều giỏi hợn vợ. Con gái cháu hiện đang theo học lớp mầm non tư thục ngay gần nhà riêng của cháu (khoảng hơn 100m đi bộ).
Cháu hiện còn mẹ đẻ đang sống chung với cháu. Mẹ cháu trước đây cũng là người rất vất vả,một mình nuôi 2 anh em cháu (cháu còn 1 em gái đã lấy chồng),nuôi cả bố đẻ cháu (bố cháu mất sức lao động, nay đã mất). Về khoản nuôi dạy con cháu, mẹ cháu rất khéo. Gia đình vợ cháu cũng là một gia đình nghèo. Bản thân vợ cháu trước đây đi học cũng có một khoản nợ ngân hàng lên đến ~ 20tr vnđ. Vợ cháu tốt nghiệp cao đẳng,còn cháu chỉ tốt nghiệp THPT thôi ạ. Dưới vợ cháu còn 3 em vợ, 2 gái, 1 trai, vẫn đang đi học và chưa làm ra tiền, vẫn sống nhờ bố mẹ. Như vậy điều kiện của cháu có đủ để giành quyền nuôi con sau khi ly hôn không ạ? Cháu có nhà riêng,hiện vẫn đang sống tại nhà riêng với mẹ đẻ.
Vậy cháu xin được sự tư vấn và giải đáp giúp cháu. Cháu nghĩ là cháu không thể tiếp tục sống với người vợ hư đốn và không có thái độ ăn năn hối lỗi như vậy nữa, mặc dù gia đình cháu chưa bao giờ phân biệt và đối xử tệ bạc với vợ và gia đình vợ cháu.Mong được sự hồi âm và tư vấn có lợi cho cháu trong việc giành quyền nuôi con nhỏ để cháu được toại nguyện.
Trả lời tư vấn:
Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh gia chúng tôi, vấn đề anh đưa ra chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất: Về thủ tục ly hôn đơn phương
Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình năm quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
- Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:
Để thực hiện thủ tục nộp hồ sơ giải quyết ly hôn đơn phương tại tòa án nhân dân có thẩm quyền, bạn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ như sau:
"Xem hướng dẫn về hồ sơ ly hôn đơn phương"
- Về thẩm quyền giải quyết của Tòa án
+ Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của anh là tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ anh đang cư trú.
+ Trường hợp không biết thông tin về nơi cư trú, làm việc của vợ anh (bị đơn) thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy tại điểm a, khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
"Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
..."
Thứ hai, quyền nuôi sau ly hôn
Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn
Như vậy, quyền trực tiếp nuôi con được xác định như sau:
- Về nguyên tắc, các bên đương sự (vợ, chồng) có thể tự thỏa thuận với nhau về việc người nào sẽ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và Tòa án sẽ ghi nhận thỏa thuận này trong bản án.
- Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được việc nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao quyền trực tiếp nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Khi xem xét ai sẽ là người sẽ trực tiếp nuôi con sau ly hôn, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố với mục đích tìm được người phù hợp để có thể chăm sóc, nuôi dưỡng và đáp ứng một cách tốt nhất cho sự phát triển của đứa trẻ. Trên thực tếTòa án sẽ dựa trên 3 yếu tố sau:
+ Điều kiện về vật chất, bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ.
Nhà ở, điều kiện vật chất, thu thập của người vợ hoặc chồng sẽ là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc giành quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn.
+ Điều kiện về tinh thần, bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con; sự yêu thương, tình cảm đối với con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.
Những “thói hư, tật xấu”, thời gian hạn chế sẽ là một yếu tố gây trở ngại trong việc giành quyền trực tiếp nuôi con.
+ Nguyện vọng của con: Là việc người con mong muốn được sống với ai (trong trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên).
Tuy nhiên, quy định không phải mọi trường hợp đều giao cho người mẹ chăm sóc; trong trường hợp người mẹ không đủ khả năng, điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi nấng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác thì Tòa án vẫn sẽ có quyết định khác nhằm phù hợp với lợi ích của con.
Trên đây là nội dung tư vấn về: Tranh giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất