Tư vấn quyền thăm nom con sau ly hôn, thay đổi người trực tiếp nuôi con
Nội dung yêu cầu: Gần đây 29.11.2016 anh ấy tái hôn.Tôi biết việc đưa con ra HN để gặp mẹ là điều bất tiện, anh ấy không cho tôi về quê thăm con, cũng không muốn đưa con ra HN, chặn điện thoại của tôi, tôi không được nói chuyện với con, cấm bà nội không cho con nói chuyện với tôi.Ý của anh ấy sau khi tái hôn là không cho mẹ con tôi gặp nhau, tới khi bé lớn 18 tuổi.Chồng cũ và vợ mới là samsung nên có rất ít thời gian bên em, chăm sóc, bảo ban con học hành... đa phần là bà nội làm, đưa đón con đi học cũng phải thuê người ngoài.(đk kinh tế chồng cũ tạm ổn) Vậy xin hỏi, tôi muốn kiện ra tòa để ít nhất đươc đưa con về thăm tôi và gia đinh nhà ngoại (hơn 2 năm nay chưa được gặp) ? nếu có thể tôi có được giành lại quyền nuôi con ?Tôi thu nhập tạm ổn, có thể nuôi dậy được con, thời gian tôi rảnh, chăm lo học hành ...Nguyên nhân là do họ không cho về, lý do sợ tôi đưa con đi mất, giành nuôi con và trừng phạt tôi về tội ngoại tình.Xin hỏi họ làm vậy có đúng là vi phạm pháp luật (bạo lực gia đính) ? Họ có thể kiện tôi về tội ngoại tình trước đây (chồng cũ có kết quả ADN - tự làm xét nghiệm) ?Tôi phải làm gì tại tòa để có thể đưa con về thăm, và giành quyền nuôi con được không ?Xin chân thành cám ơn.
Trả lời: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới evolution tài xỉu online uy tín tvlink ! Yêu cầu của chị được tư vấn như sau:
Thứ nhất, quyền thăm nom con sau khi ly hôn.
Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó".
Theo quy định của pháp luật, sau khi ly hôn thì người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được phép gây khó khăn nhằm cản trở. Vậy, hành vi ngăn chặn chị thăm nom con của người chồng cũ là hành vi trái quy định của pháp luật, trừ trường hơp có quyết định hạn chế chị thăm nom của TAND có thẩm quyền.
Để đảm bảo quyền thăm nom con sau ly hôn khi chồng cũ không tự nguyện thực hiện thì chị có thể gửi đơn tới Chi cục thi hành án cùng cấp nơi TAND đã tuyên bản án đóng trụ sở theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 35 Luật thi hành án dân sự 2008.
Điều 35. Thẩm quyền thi hành án
"1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
d) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.
...".
Mặc dù có thẩm quyền thi hành bản án của TAND cùng cấp nhưng trên thực tế nếu không được sự phối hợp của người chồng thì khá khó khăn để đảm bảo quyền lợi trên của chị.
Thứ hai, quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
"1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ".
Theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 5 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014, TAND có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu hai vợ, chồng có thỏa thuận phù hợp lợi ích của con; hoặc người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Mặc dù Luật hôn nhân và gia đình quy định người đang trực tiếp nuôi không còn đủ điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con là căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con nhưng không hướng dẫn cụ thể về căn cứ này.
Do đó, chị có thể gửi đơn tới TAND để yêu cầu giải quyết, cùng với đó chị phải chủ động cung cấp chứng cứ, và chứng minh người chồng cũ không có thời gian để chăm sóc, giáo dục con bởi công việc thực tế đang làm làm căn cứ để TA ra phán quyết.
Thứ ba, quy định về tố giác hành vi ngoại tình.
Hành vi ngoại tình trong thời kỳ hôn nhân của chị đã vi phạm nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Khi phát hiện hành vi trái pháp luật, người chồng có quyền gửi đơn tố giác tới cơ quan có thẩm quyền để giải quyết nhằm xử lý hành vi vi phạm.
Điều 147 Bộ luật hình sự 1999 quy định tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng:
"1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".
Mục 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn giải quyết về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 147 BLHS)
"3.1. Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...
3.2. Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v...
b) Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm".
Theo quy định của pháp luật, trường hợp người đang có chồng chung sống với người khác một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn thì bị truy cứu TNHS.
Xét hành vi của chị, nếu thỏa mãn các dấu hiệu nêu trên; có đủ chứng cứ chứng minh hành vi chung sống như vợ chồng với người khác là nguyên nhân chính dẫn tới hậu quả ly hôn thì chị mới bị truy cứu TNHS.
Tương tự, căn cứ Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ – CP thì trường hợp có căn cứ chứng minh chị chung sống như vợ chồng với người khác thì mới bị áp dụng chế tài xử phạt hành chính.
"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản"
Vậy, mặc dù có quyền tố giác hành vi vi phạm pháp luật nhưng với tình tiết chị trình bày thì chưa đủ cơ sở để xử phạt hành chính hay truy cứu TNHS đối với hành vi của chị.
Trên đây là nội dung tư vấn của evolution tài xỉu online uy tín tvlink về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn quyền thăm nom con sau ly hôn, thay đổi người trực tiếp nuôi con. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng!
Phòng tư vấn – evolution tài xỉu online uy tín tvlink .
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất