evolution tài xỉu online uy tín tvlink | Click để nhập và nhận 308K

LS Trần Khánh Thương

Hàng thừa kế theo quy định Bộ luật dân sự mới nhất

Thừa kế theo pháp luật là gì? Những trường hợp áp dụng thừa kế theo pháp luật? Người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như thế nào? Trường hợp nào những người ở hàng thừa kế sau được hưởng di sản thừa kế?

1. Tư vấn về thừa kế, hàng thừa kế theo pháp luật

- Khi sống, con người khai thác công dụng của tài sản để thỏa mãn nhu cầu của mình, khi mất đi thì tài sản của họ được dịch chuyển cho những người còn sống. Quá trình dịch chuyển tài sản đó từ thế hệ này sang thế hệ khác được hiểu là việc thừa kế di sản. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chế định thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

- Thừa kế theo pháp luật chỉ được thực hiện trong trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc đó không hợp pháp và các trường hợp khác theo quy định pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân có mối quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản thừa kế. Những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản theo một thứ tự ưu tiên là hàng thừa kế.

Để xác định hàng thừa kế được pháp luật quy định như thế nào và những ai là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì bạn cần tìm hiểu kỹ quy định của Bộ luật dân sự và những văn bản pháp luật khác có liên quan. Trường hợp bạn gặp vướng mắc trong vấn đề xác định hàng thừa kế hoặc những vấn đề khác liên quan lĩnh vực dân sự, thừa kế thì bạn có thể liên hệ đến evolution tài xỉu online uy tín tvlink để được chúng tôi hỗ trợ.

>> Luật sư tư vấn quy định về hàng thừa kế, gọi: 1900.6169

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo nội dung mà evolution tài xỉu online uy tín tvlink tư vấn dưới đây về hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

2. Hàng thừa kế theo quy định của bộ luật dân sự

Câu hỏi:

Bố mẹ tôi có 5 sào đất chưa được cấp sổ đỏ, nhưng là đất thổ cư. Bố mẹ tôi sống trên đất đó từ trước năm 1965. Bố tôi mất sớm, me tôi ở vậy nuôi 6 chị em tôi. Do hoàn cảnh nhà đông con nên Bác ruột là anh của bố tôi đã xin tôi về nuôi, và tôi ở với bác từ năm 1975 đến nay. Hộ khẩu của tôi thì vẫn cùng với bác, nhưng giấy khai sinh vẫn mang tên Bố , Mẹ tôi. Vậy xin cho tôi hỏi : Tôi có được thừa kế đất đai của Bố Mẹ đẻ tôi để lại không ? Hay chỉ có 5 anh chị tôi được hưởng?

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến evolution tài xỉu online uy tín tvlink , Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

- Quy định về thừa kế theo pháp luật

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về người thừa kế theo pháp luật. Cụ thể:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

...

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, trong trường hợp của bạn mặc dù bạn được bác nhận nuôi nhưng bạn vẫn là con đẻ của bố, mẹ bạn. Theo đó, nếu khi bố mẹ mất mà không để lại di chúc thì đương nhiên phàn di sản của bố mẹ sẽ được để thừa kế theo pháp luật cho người thừa kế hợp pháp là 6 anh chị em bạn (bạn cũng có quyền thừa kế) là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

>> Giải đáp vướng mắc về luật thừa kế, gọi: 1900.6169

-----

3. Thừa kế theo pháp luật và thừa kế thế vị quy định thế nào?

Câu hỏi:

Chào Anh / Chị . Em tên Khôn Nguyên. Ông Bà Nội em có 6 người con (4 trai, 2 gái ). Bác Hai (có 2 người con gái ), Bác Ba (có 1 người con trai ), Bố em là Con Trai tư (có em và 2 người chị ) . Bác Hai và Bác Ba qua đời trước lúc Ông Nội qua đời, và Bố em qua đời sau đó. Hiện chỉ còn Bà Nội và chú năm, 2 người cô.

Nếu Bà nội em qua đời thì căn nhà do Ông Nội em đứng tên sẽ được chia như thế nào ? Và Hiện căn nhà đó là mẹ em, 2 người chị và em đang ở ( Hộ Khẩu căn nhà đó chỉ có tên gia đình em ) , Nếu Chú em đòi bán căn nhà đó thì có cần sự cho phép của 2 người Cô và Gia Đình em không ? Xin hãy giúp em giải đáp thắc mắc. Cám ơn nhiều.

Trả lời:

Nội dung tư vấn sẽ áp dụng trong trường hợp ông nội bạn mất không để lại di chúc.

- Về người thừa kế theo pháp luật

Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

Theo đó, phần di sản thừa kế của ông nội bạn sẽ được chia thành 7 phần (phần của vợ, và 6 người con).

- Về thừa kế thế vị

Tuy nhiên, như bạn trình bày trường hợp này có 2 người con đã mất trước ông nên phần của hai người con này sẽ xác định là thừa kế thế vị cho những người con của 2 người này (cháu của ông) được quyền hưởng.

Căn cứ theo theo Điều 652 bộ luật dân sự 2015 về thừa kế thế vị như sau:

“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Đối với phần của bố bạn sau khi bố bạn mất thì được coi là di sản thừa kế và đem chia thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật).

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đăng ký tư vấn