Tư vấn về vấn đề giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.
Sự kiện ly hôn phát sinh kéo theo các vấn đề liên quan cần giải quyết khi ly hôn như phân chia tài sản chung, khoản nợ chung hay giành quyền nuôi con sau khi ly hôn...
Nếu đang vướng mắc về các tranh chấp liên quan phát sinh từ việc giải quyết ly hôn, bạn có thể tìm hiểu thêm các quy định của pháp luật hoặc hỏi ý kiến của luật sư lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Trường hợp chưa giải đáp được những thắc mắc của mình, bạn có thể liên hệ evolution tài xỉu online uy tín tvlink để chúng tôi hỗ trợ tư vấn, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
Bạn có thể lựa chọn một trong các hình thức tư vấn sau:
- Tư vấn bằng lời nói như tư vấn trực tiếp tại văn phòng công ty hoặc qua số điện thoại 1900.6169
- Tư vấn bằng văn bản như tư vấn qua mail: lienhe@luatminhgia.vn
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để bảo vệ quyền lợi của mình.
Nội dung tư vấn: Chào luật sư! Em kết hôn năm từ ngày 27/12/2014, hiện đã có hai bé sinh, trong đó bé nhỏ sinh vào tháng 10/2015 và bé lớn tháng 08/2019. Vợ chồng em có nhiều bất hoà, chồng em thường xuyên chửi mắng và đuổi đánh, không tôn trọng yêu thương vợ. Anh ấy thường xuyên đi làm đêm mới về, có khi không về, thường xuyên không chăm sóc dạy dỗ con cái. Gia đình chồng cũng thường xuyên ngược đãi và mắng chửi em.Vợ chồng em li thân được 02 tháng nhưng khi bé lớn về với bố thì không được cho đi học nửa tháng trời và cũng không đóng học cho con, mọi chi phí đều do mẹ chu cấp. Và khi đón bé lớn về thì tinh thần bé bất ổn, sợ sệt bố và chỉ muốn ở với mẹ, khiến em rất lo lắng sợ con em bị vấn đề tâm lí khi không được e chăm sóc. Ở nhà, ông bà và bố hay dọa nạt bé (con em kể với e như vậy). Kính mong toà giúp em giành quyền nuôi bạn 4 tuổi được không ạ. Em chân thành cảm ơn luật sư!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink , vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Dựa vào thông tin bạn cung cấp, hiện tại vợ chồng chị đang ly thân cho nên, về mặt pháp lý anh chị vẫn là vợ chồng của nhau. Nếu anh chị không thể hàn gắn mà thực hiện ly hôn, thì việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn được quy định theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 cụ thể như sau:
"...1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Trong trường hợp của chị, đối với cháu dưới 1 tuổi nếu các điều kiện của chị phù hợp thì tòa sẽ đương nhiên giao cho mẹ nuôi dưỡng. Trong trường hợp chị muốn giành quyền nuôi cả hai cháu thì cần chị cần những căn cứ về điều kiện về vật chất mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ. Ngoài ra, chị cũng cần cung cấp các căn cứ chứng minh về yếu tố tinh thần như thời gian chăm sóc dạy dỗ con cái, điều kiện để con học tập, giải trí của cha mẹ.
Cùng với những căn cứ trên, chị nên đưa ra những căn cứ về việc người cha thờ ơ, không quan tâm chăm sóc con, bỏ mặc mọi trách nhiệm nuôi dạy con cho chị. Ngoài ra người cha còn thường xuyên có hành vi bạo lực đối với chị, đó là hành vi đáng lên án và không nên để trẻ tiếp xúc với những hành vi không hay đó.
Vấn đề này quy định cụ thể tại Điều 83 Luật HNGĐ năm 2014 về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
"1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
..."
Ngoài ra còn có pháp luật quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
"..1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
Như vậy, khi chị giành được quyền trực tiếp nuôi con thì chồng chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và mức cấp dưỡng này có thể do vợ chồng chị tự thỏa thuận, nếu không có thể nhờ tòa giải quyết.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất