evolution tài xỉu online uy tín tvlink | Click để nhập và nhận 308K

Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Quyền nuôi con và nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Luật sư cho hỏi quy định về khi ly hôn thì ai sẽ có quyền nuôi con và nghĩa vụ về tài sản được quy định như thế nào trong trường hợp người vợ đứng tên vay ngân hàng số tiền xx triệu đồng nhưng để cho người chồng trả nợ? Cụ thể như sau:

Nội dung đề nghị tư vấn: Chào luật sư cho mình hỏi một số ý về ly hôn giữa vợ chồng. Trường hợp em gái mình lập gia đình nay được 4 năm rồi, có cháu trai được 3 tuổi bé khỏe mạnh đang học mẫu giáo. Khi có con toàn bộ tiền nuôi con đều do mẹ bé lo hết, cha bé không lo bất cứ một cái gì, cha bé lo ăn chơi gây thêm nợ nần em gái mình lãnh trả hết, trong năm 2014 em gái mình có lấy hộ khẩu gia đình ruột đứng tên vay ngân hàng số tiền 25 triệu đồng cho chồng nó trả nợ, em gái mình không dùng bất cứ gì tới 25 triệu đó cả, nó hứa sẽ trả ngân hàng mà ruốt cuộc em gái mình cũng trả hàng tháng cha bé chưa trả tháng nào cả, lại còn gây thêm nợ nần, chửi em gái mình nữa. Giờ em gái mình chịu hết nổi rồi muốn ly dị , cho hỏi mẹ có quyền nuôi bé không, khoản nợ 25 triệu đó khi ly dị cha bé chịu trách nhiệm trả theo luật hay không, giữa 2 vợ chồng không có tài sản chung gì cả, tất cả đồ đạc vàng cưới khi cưới về mẹ chồng nó lấy lại hết và đối xử rất tệ bạc. Em gái mình làm công nhân tháng thu nhập 6triệu/tháng, mong sớm có câu trả lời từ luật sư , cám ơn rất nhiều.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink . Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Về trường hợp thứ nhất người vợ có quyền nuôi bé hay không thì điều 81, luật hôn nhân gia đình 2013 có quy định như sau:

 

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

 

Theo như thông tin bạn cung cấp nếu người con 3 tuổi nhưng chưa đủ 36 tháng tuổi thì người mẹ sẽ trực tiếp được nuôi nếu người mẹ đáp ứng đủ các điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Nếu như con đã đủ 36 tháng thì Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện của mỗi bên vợ chồng để quyết định ai có quyền nuôi con.

 

Trong trường hợp này người mẹ có thu nhập hàng tháng là 6 triệu đồng có thể đáp ứng về mặt vật chất để nuôi con mà từ trước đến nay người mẹ vẫn dùng tiền của mình để nuôi con mà không có sự chu cấp tiền bạc của người cha đồng thời lại có tình cảm thương yêu, luôn quan tâm, chăm sóc giáo dục con tử tế thì người mẹ có quyền nuôi con.

 

Đặc biệt đặt trong tình thế so sánh các điều kiện của người mẹ và người bố thì người bố không có thu nhập ổn định, mải chơi, nợ nần, có hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm của vợ nên người mẹ có quyền được nuôi con trong mọi trường hợp.

 

“Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

 

Theo quy định này thì do người vợ lấy hộ khẩu gia đình ruột đứng tên vay ngân hàng số tiền 25 triệu đồng cho chồng trả nợ nên người vợ có nghĩa vụ phải trả cho ngân hàng số tiền đã vay bởi người vợ dùng giấy tờ không phải của chung hai vợ chồng và không có thỏa thuận nào về vấn đề vay tiền ngân hàng với người chồng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đăng ký tư vấn