Nghĩa vụ trợ cấp đối với người không trực tiếp nuôi con
Sau khi lên tòa làm các thủ tục và ghi lời khai tôi có nhu cầu yêu cầu chồng tôi phải chu cấp cho con nhưng thư ký của tòa lại hướng dẫn tôi ghi lại là, không cần trợ cấp của chồng và tôi cũng làm theo vì tôi chấp nhận nuôi con một mình. Nhưng trong quá trình giải quyết tòa lại bắt buộc đưa con lên tòa để hỏi ý kiến. Vậy có cần thiết không khi chúng tôi không hề có tranh chấp giành quyền nuôi con (chồng tôi ghi rõ trong đơn là nhường quyền nuôi con cho tôi). Với lại theo tôi được biết, sau khi ly hôn bên không trực tiếp nuôi con "bắt buộc phải " có nghĩa vụ chu cấp cho con đến tuổi trưởng thành. Vậy nghĩa vụ này có bắt buộc được không? Giờ tôi yêu cầu quyền trợ cấp có được nữa không? Tôi tha thiết kính mong Luật sư giúp tôi tư vấn cụ thể để tôi có thể đòi hỏi được lợi ích chính đáng mà con tôi đáng được hưởng. Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink , trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Đúng như bạn đã tìm hiểu, Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Như vậy, về mặt pháp lý chồng bạn buộc phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Việc không cấp dưỡng có thể do thỏa thuận của hai bên nhưng trường hợp của bạn lại là do thư ký tòa hướng dẫn. Do vậy bạn vẫn có thể thỏa thuận lại với chồng và đưa ý kiến lên Tòa để Tòa xem xét nghĩa vụ cấp dưỡng, bởi việc thư ký tòa can thiệp vào việc cấp dưỡng của hai vợ chồng bạn là không đúng với tự do ý chí của bạn và của chồng
Bên cạnh đó, Điều 81 Khoản 2 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Trường hợp của bạn, có thể do con bạn trên 7 tuổi nên hai vợ chồng bạn sẽ phải xem xét nguyện vọng của con. Nếu thấy không thấy văn bản về nguyện vọng của con kèm theo đơn ly hôn gửi lên Tòa thì Tòa sẽ yêu cầu con có mặt để dảm bảo lợi ích hợp pháp cho đứa trẻ.
Nếu cần tư vấn thêm hoặc có thắc mắc pháp lý liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất