evolution tài xỉu online uy tín tvlink | Click để nhập và nhận 308K

LS Phùng Gái

Nghĩa vụ cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?

Kính gửi luật sư, cho tôi hỏi về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con của người không trực tiếp nuôi sau ly hôn như sau: Tôi và chồng đã li hôn được hơn 10 năm. Tòa xử chồng tôi 1 tháng phải chu cấp cho tôi nuôi con là 500,000/tháng. Nhưng anh ta chỉ đưa được 2 tháng và sau đó thì hoàn toàn bặt tăm.

Cho đến nay anh ta đã lấy vợ và có 2 đứa con. Anh ta đã có nhà cao cửa rộng, và thành lập cả công ty riêng để làm ăn. Phải nói rằng kinh tế của anh ta đã khá vững vàng. 

Nay tôi muốn thưa kiện anh ta vì 10 năm qua không quan tâm đến con của tôi và anh ta. Không chu cấp suốt hơn 10 năm qua. Tôi muốn đòi lại số tiền 10 năm qua và từ bây giờ cho đến khi con tôi 18 tuổi. Con tôi đang học lớp 6, năm nay sẽ là lớp 7.

Vừa qua tôi có yêu cầu anh ta gửi tiền nuôi con hàng tháng từ đây đến lúc con tôi 18 tuổi và đồng thời bồi thường 10 năm qua. Anh ta nói sẽ đưa cho tôi 150 triệu cho tổng số toàn bộ 18 năm và chấm dứt hết tất cả. Nhưng tôi thấy số tiền đó là không  thỏa đáng. Tôi xin hỏi luật sư, dựa trên thực tế nếu kiện thì anh ta phải bồi thường bao nhiêu trong 10 năm qua và từ đây trở đi thì mỗi tháng anh ta phải chu cấp bao nhiêu dựa trên thực tế. ? Khởi kiện thì dựa theo thực tại 1 tháng 4 triệu thì tôi có đòi được trên 800 triệu cho 18 năm cho con tôi không?

 

Trả lời tư vấn: Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 về vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc con cái khi ly hôn.

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích 

Đồng thời, về quyền, nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Thứ hai, về mức cấp dưỡng sẽ do hai bên tự thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được Tòa sẽ đưa ra mức cụ thể :

Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 117. Phương thức cấp dưỡng

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo đó, bên không trực tiếp nuôi dưỡng con cái sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi đủ 18 tuổi.

Đồng thời theo thông tin bạn cung cấp việc chồng bạn chỉ thực hiện nghĩa vụ trong hai tháng sau đó không thực hiện nghĩa vụ trong suốt 10 đó tới nay.

Vì vậy, bạn có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án buộc người đó thực hiện nghĩa vụ.Cụ thể:

 Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Sau khi kiện ra Tòa yêu thì chồng bạn. Ngoài việc, phải thực hiện nghĩa vụ chậm cấp dưỡng cho thời gian chưa thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì còn phải chịu thêm trách nhiệm dân sự cho sự trậm trễ này theo lãi suất cơ bản do Nhà nước quy định.

Từ những tư vấn trên bạn có thể tính được mức cấp dưỡng do chậm thực hiện nghĩa vụ cùng với số tiền lãi theo lãi suất cơ bản của nhà nước hiện tại mà chồng bạn phải trả tiền cấp dưỡng cho con của bạn trong 18 năm.

Cụ thể:

Bạn sẽ nhân số tháng chưa trợ cấp với số tiền phải cấp dưỡng hàng tháng

Còn tiền lãi tính dựa trên lãi suất nhà nước quy định hiện tại.

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn hôn nhân gia đình trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đăng ký tư vấn