Hỏi đáp về việc thay đổi họ cho con
Chồng tôi là một kẻ cờ bạc làm đến đâu là nướng tiền vào cờ bạc đến đấy không lo được cho gia đình, cũng là một kẻ không có lập trường nghe theo gia đình không cho tôi đi làm. Tôi không nghe theo nên bố chồng tôi viết đơn cho chồng tôi ly hôn tôi. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư:
Thứ nhất: tôi muốn khai sinh lại cho con theo họ mẹ (vì gia đình chồng tôi giữ giấy tờ liên quan đến con tôi) có được không? Và tôi phải làm những thủ tục gì?
Thứ hai: Vì chồng tôi không nhận con và cũng không viết đơn từ con vậy phải làm gì để làm lại tất cả các giấy tờ liên quan cho con được hợp pháp?
Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời tư vấn: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink . Trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về việc bố chồng chị viết đơn yêu cầu giải quyết ly hôn cho chồng chị và chị
Căn cứ theo quy đinh tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."
Như vậy, bố chồng chị không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn của vợ chồng chị, chỉ chị và chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, theo thông tin chị cung cấp, vợ chồng chị đang có một người con chung được 3 tháng tuổi. Trong trường hợp này, chị đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, do đó, chồng chị cũng không có quyền yêu cầu ly hôn.
Thứ hai, về việc thay đổi họ cho con từ họ bố sang họ mẹ
Điểm d khoản 1 Điều 27 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
"Điều 27. Quyền thay đổi họ, tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;..."
Do đó, chị có quyền thay đổi họ cho con từ họ bố sang họ mẹ. Về điều kiện để thay đổi họ cho con, khoản 1 Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định:
"Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó."
Theo quy định trên, việc chị muốn thay đổi họ cho con phải được sự đồng ý của chồng chị và được thể hiện rõ trong Tờ khai. Hơn nữa, vì hồ sơ yêu cầu thay đổi họ cho con bao gồm cả bản chính Giấy khai sinh của con nên khi gia đình chồng giữ các giấy tờ liên quan đến con chị thì chị không thể thực hiện việc thay đổi họ cho con được.
Về trình tự, thủ tục yêu cầu thay đổi họ cho con
+ Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai (theo mẫu quy định);
- Bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi;
- Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi.
+ Về thẩm quyền:
Căn cứ Điều 27 Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh của con hoặc nơi hiện tại con đang có hộ khẩu thường trú sẽ có thẩm quyền giải quyết yêu cầu đổi họ cho con của chị.
Như vậy, muốn thay đổi họ cho con thì chị sẽ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của con, các giấy tờ liên quan khác làm căn cứ cho việc thay đổi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng kí khai sinh cho con chị trước đây. Trong trường hợp gửi qua đường bưu điện thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực.
Thứ ba, mặc dù chồng chị không chịu nhận con nhưng trong Giấy khai sinh của con chị, vẫn có tên của chồng chị với danh nghĩa là cha của đứa trẻ, điều này chồng chị không phản đối và cũng không có yêu cầu xác định không phải là cha của con chị. Hơn nữa, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ là yêu thương, chăm sóc, giáo dục con cái nên không có quy định nào cho phép cha mẹ có quyền từ con ruột của mình. Do đó, mặc dù chồng chị không chịu nhận con nhưng trong trường hợp này, chồng chị vẫn là cha của con chị. Vì vậy, các giấy tờ liên quan đến con chị vẫn hợp pháp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất