Chung sống như vợ chồng với hai người khác nhau xử lý như thế nào?
Cho em hỏi là em và chồng em có tổ chức đám cưới và cả hai có con chung sống đc 1 năm nhưng khi e có bầu không tiện đi lại vì nhà chồng cách 700 cây số nên gd ck hk cho e đi về để lm giấy độc thân . Và tháng 2/2018 e và chồng e có cãi vã nên e bồng bé về nhà mẹ đẻ và nói với mẹ chồng là con về chơi hai ba tháng rồi con về mẹ chồng em bảo con về thì 6 tháng mẹ mới cho về và hôm trước mẹ chồng có điện báo em là 30/4 âm lịch e phải về nếu hk mẹ lấy vk cho chồng em nhưng e bảo là con bé còn nhỏ quá mẹ à con đi 1 mình hk đc quảng đg xa lắm ai trông con bé cho con đi ăn rồi mẹ hk nói gì hết đến nay ms là ngày 11/4 âm lịch chồng em có dẫn người khác về sống như vợ chồng vậy em hỏi e có kiện về tội 1 vợ 1 chồng đc không ạ và e có cân phải ra toà để giải quyết không ạ hay là e nuôi con vậy chồng em có phải chu cấp cho con em không? Nếu e kiện đc thì chồng em phải chịu phạt hay đi tù ạ e cảm ơn nhiều ạ
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink . Về yêu cầu của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Như bạn đã trình bày, bạn và chồng đã tổ chức đám cưới và có con chung nhưng không đăng ký kết hôn vì chưa làm giấy chứng nhận độc thân để hoàn tất thủ tục kết hôn. Như vậy, mối quan hệ giữa bạn và chồng là mối quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.”
Khi hai bạn chỉ chung sống với nhau như vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của hai bạn được quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”
Như vậy, hai bạn không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Đối với việc hai bạn đã có con chung, quyền và nghĩa vụ đối với con được quy định như khi hai bạn đã kết hôn. Khi đó, nếu bạn không sống chung với chồng, và bạn một mình nuôi con, thì quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con được quy định như trong trường hợp cha mẹ đã ly hôn. Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”
Như vậy, người chồng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi hai bạn không còn sống chung.
Đối với việc chồng bạn có sống chung với người khác. Vì hai bạn được xác định là chung sống với nhau như vợ chồng, không phát sinh quyền nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Như vậy, theo pháp luật, hai bạn vẫn được coi là độc thân
Ngoài ra, điển c khoàn 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình chỉ quy định cấm hành vi sau:
“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Trường hợp của bạn và chồng, cả hai đều không phải người đã có vợ hoặc chồng, nên việc chồng bạn có chung sống như vợ chồng với người khác hay kết hôn với người khác cũng không vi phạm quy định của pháp luật. Do đó, bạn cũng không thể kiện người chồng về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng cũng như không thể xử phạt hành chính đối với hành vi của chồng bạn.
Trường hợp bạn có đưa vấn đề của bạn ra Tòa, Tòa chỉ có thể xác định nghĩa vụ cấp dưỡng của chồng với con của bạn chứ không Tòa không giải quyết việc bạn khởi kiện chồng về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng vì không đủ căn cứ để khởi tố.
Trên đây là nội dung tư vấn của evolution tài xỉu online uy tín tvlink về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất