Chia di sản thừa kế.
Tôi xin được tư vấn trong hai trường hợp dưới đây:
1. Làm sao tôi có thể biết được là ba tôi có để lại di chúc hay không? (Vì tôi không liên lạc với hai mẹ con bà vợ sau của ba tôi và nếu ba tôi có để di chúc lại cho họ giữ thì chắc chắn họ cũng hủy đi để hưởng trọn căn nhà). Trước đây ba tôi có nói sau này ba tôi sẽ chia đều căn nhà cho tôi và sẽ lập di chúc có người làm chứng (tôi không biết ba tôi có lập không nên không biết ai là người làm chứng).
Vậy tôi có thể liên lạc với cơ quan hành chính nào để biết ba tôi có đăng ký để lại di chúc hay không? Ủy ban Nhân dân Phường hay là Phòng Công chứng Quận hay một cơ quan nhà đất nào khác của thành phố?
2. Nếu ba tôi không để lại di chúc thì tôi có quyền khởi kiện để đòi phần thừa kế của mình trong căn nhà của ba tôi hay không? Nếu tôi có quyền kiện thì tỷ lệ phần trăm phần thừa kế tôi được hưởng trong giá trị căn nhà là bao nhiêu?
TRẢ LỜI:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink , trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
1. Làm sao tôi có thể biết được là ba tôi có để lại di chúc hay không? Vậy tôi có thể liên lạc với cơ quan hành chính nào để biết ba tôi có đăng ký để lại di chúc hay không? Ủy ban Nhân dân Phường hay là Phòng Công chứng Quận hay một cơ quan nhà đất nào khác của thành phố?
Căn cứ tại Điều 647 Bộ luật dân sự 2015 quy định về công bố di chúc:
“Điều 647. Công bố di chúc
1. Trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc.
2. Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc.
3. Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc.
4. Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc.
5. Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực.”.
Nếu ba bạn có để lại di chúc và bạn có tên trong di chúc thì:
+ Trường hợp ba bạn gửi giữ di chúc tại cơ quan công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc.
+ Trường hợp ba bạn chỉ định người công bố di chúc thì người đó có nghĩa vụ công bố di chúc.
Người công bố di chúc phải gửi bản sao di chúc cho bạn. Như vậy bạn sẽ biết là ba bạn có để lại di chúc hay không.
Trường hợp nếu ba bạn có để lại di chúc nhưng vợ và con thứ hai của ba bạn không đưa ra di chúc thì bạn nên đi tìm hiểu những người thân, bạn bè của ba bạn xem họ có phải là người làm chứng cho di chúc của ba bạn hay không và họ có biết nơi ba bạn công chứng di chúc là nơi nào hay không.
Việc công chứng có thể thực hiện ở rất nhiều nơi như ở Uỷ ban nhân dân Phường, phòng công chứng của UBND Quận, các tổ chức công chứng tư,… phạm vi những nơi có thể công chứng di chúc rất rộng nên chúng ta không thể biết ba bạn đã công chứng ở đâu, vì vậy nơi gần nhất bạn có thể đến tìm hiểu ba mình có công chứng di chúc ở đó hay không chính là Uỷ ban nhân dân Phường hoặc phòng công chứng của Quận nơi ba bạn cư trú.
Trường hợp bạn đã làm tất cả các phương án trên mà vẫn không xác định được ba bạn có để lại di chúc hay không thì bạn hãy sử dụng quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế để làm sáng tỏ điều này.
2. Nếu ba tôi không để lại di chúc thì tôi có quyền khởi kiện để đòi phần thừa kế của mình trong căn nhà của ba tôi hay không? Nếu tôi có quyền kiện thì tỷ lệ phần trăm phần thừa kế tôi được hưởng trong giá trị căn nhà là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 về những trường hợp thừa kế theo pháp luật:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”.
Tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người không được quyền hưởng di sản:
“1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”.
Điều 645 về thời hiệu thừa kế như sau:
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”.
Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
…”.
Theo như bạn cung cấp thì ba bạn mất từ cuối năm ngoái, tức là năm 2015, như vậy thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của bạn vẫn còn.Căn cứ vào các quy định của pháp luật, di sản thừa kế được chia theo pháp luật khi người có tài sản không để lại di chúc.
Trường hợp, nếu ba bạn không để lại di chúc, bạn thuộc vào hàng thừa kế thứ nhất và thời hiệu khởi kiện của bạn vẫn còn kết hợp với việc bạn không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, vậy bạn vẫn có quyền khởi kiện ra Tòa để chia di sản thừa kế.
Căn cứ tại Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân quận X nơi cư trú của người vợ và con thứ hai của ba bạn và là nơi có bất động sản cần phân chia có thẩm quyền giải quyết vụ việc này. Vậy nơi mà bạn có thể nộp đơn khỏi kiện để giải quyết vụ việc là Tòa án nhân dân quận X.
Bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất, đứng cùng với người vợ và người con thứ hai của ba bạn. Theo đó phần tài sản riêng của ba bạn đối với căn nhà đó sẽ được chia ra làm 3 phần bằng nhau và được chia đều cho bạn, người vợ và con thứ hai của ba bạn mỗi người 1 phần bằng nhau. Vậy bạn sẽ được chia 1/3 phần tài sản của ba bạn đối với căn nhà đó.
Trường hợp của ba bạn là lấy người vợ thứ hai rồi mới mua căn nhà này, vì vậy cần phải xác định căn nhà đó có hoàn toàn là của ba bạn hay không?hay ba bạn chỉ có quyền sở hữu một phần tài sản trong căn nhà đó. Việc xác định phần tài sản của ba bạn trong căn nhà này sẽ ảnh hưởng đến phần tài sản bạn được hưởng trong căn nhà đó.
Căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.”.
Đây sẽ là căn cứ để người vợ và con thứ hai của ba bạn không được hưởng di sản thừa kế của ba bạn nếu ba bạn có để lại di chúc nhưng họ cố tình che giấu để chiếm toàn bộ di sản của ba bạn.
Trên đây là nội dung tư vấn của evolution tài xỉu online uy tín tvlink về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chia di sản thừa kế. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn luật Dân sự trực tuyến - Số điện thoại: 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng
CV Hà Phương - Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink
.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất