evolution tài xỉu online uy tín tvlink | Click để nhập và nhận 308K

LS Nguyễn Thùy Dương

Căn cứ ly hôn theo yêu cầu một bên

Nhờ luật sư tư vấn trường hợp vợ hoặc chồng có được phép ly hôn khi không có sự chấp thuận của người kia? Nếu có thì căn cứ và thủ tục như thế nào? cụ thể như sau:

Câu hỏi: Chào luật sư ! Luật sư có thể cho tôi hỏi một vài vấn đề liên quan đến ly hôn được không ạ ? Câu chuyện cụ thể như sau : Chị gái tôi lấy chồng đã được 8 năm, có 2 con, con lớn đang vào lớp 2; con nhỏ đang 4 tuổi. Trong 8 năm hôn nhân, chị tôi thường xuyên bị anh rể tôi đánh đập dã man với lý do đòi tiền chị tôi. Anh rể tôi không chịu đi làm, suốt ngày rượu chè, cờ bạc và thậm chí cả ngoại tình. Chủ yếu toàn chị tôi đi làm nuôi cả nhà. Gần đây, anh rể tôi liên tục đánh đập và đe dọa chị tôi. Cách đây 2 tuần, chị tôi vì không chịu đựng được nên đã bỏ đi khỏi nhà, trong khi chị tôi bỏ nhà đi. Anh rể tôi đe dọa bố mẹ tôi là sẽ cho 2 cháu tôi đi tự tử. Sau đó chị tôi đã về vì thương 2 con. Ngày hôm nay chị tôi lại bị anh rể tôi đánh và đập tan nát chiếc xe mà gia đình tôi mới mua riêng cho chị tôi (những chiếc xe trước anh rể tôi cũng đã bắt chị tôi cắm ký, hoặc bán để lấy tiền cho hắn ta). Đến thời điểm này, gia đình tôi và bản thân chị tôi đã thống nhất chuyện ly hôn. Nhưng theo tôi đc biết, anh rể tôi k chấp nhận ly hôn. Vậy luật sư cho tôi được biết, trong trường hợp như này, gia đình tôi phải xử lý như thế nào ạ ? Tài sản thì anh chị tôi mới xây 1 ngôi nhà lớn, tiền xây nhà vẫn còn nợ nhiều ạ !

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink , trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, quyền yêu cầu ly hôn

 

Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:

 

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

 

Theo Khoản 1 Điều này thì vợ hoặc chồng hay cả vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, do đó, dù chồng chị gái bạn không đồng ý thì chị gái bạn vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

 

Vậy căn cứ ly hôn trong trường hợp ly hôn đơn phương này được quy định như thế nào?

 

Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

 

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

 

Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, tòa án khi tiếp nhận đơn xin ly hôn đơn phương sẽ tiến hành hòa giải tại tòa. Nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Căn cứ chính để tòa giải quyết  ly hôn đơn phương là: tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể kéo dài; mục đích hôn nhân không đạt được.

 

Vậy thì tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể kéo dài được hiểu như thế nào? Theo mục 8, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 23/12/2000, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, giải thích như sau:

 

- Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

 

+ Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

 

+ Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

 

+ Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

 

Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

 

Vậy chị gái bạn có thể dựa vào căn cứ này để tiến hành thủ tục ly hôn.

 

Hồ sơ xin ly hôn đơn phương cần chuẩn bị như sau:

 

- Đơn yêu cầu ly hôn (Theo mẫu);

 

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

 

- CMND và hộ khẩu;

 

- Giấy khai sinh các con;

 

- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm...

 

Thứ hai, vấn đề tài sản và nuôi con

 

Căn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Trong trường hợp vợ chồng khi ly hôn thì việc chia tài sản khi ly hôn theo các nguyên tắc sau:

 

''1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.''

 

Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

 

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

 

Có thể hiểu tất cả tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân, được sử dụng vào mục đích đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng và không có căn cứ chứng minh đây là tài sản riêng thì đó sẽ là tài sản chung của vợ chồng.

 

Vậy vợ chồng chị gái bạn có thể thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản chung và nghĩa vụ các khoản nợ, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa giải quyết.

 

Khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

 

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”

 

Do đó, chị gái bạn và chồng có thể thỏa thuận nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con và đứa con trên 7 tuổi nên có quyền được tự quyết định ở với ai. 

 

Nếu sau ly hôn, chồng  chị gái bạn có những hành động đe dọa, cưỡng bức thì chị gái bạn có thể làm Đơn tố cáo và gửi kèm những chứng cứ có liên quan đến Cơ quan cảnh sát đều tra cấp huyện, anh ta có thể sẽ bị xử phạt hành chính kèm theo các biện pháp cưỡng chế khác hoặc nếu nghiêm trọng hơn thì anh ta có thể bị xử lý hình sự theo tội danh tương ứng mà anh ta phạm phải theo quy định của pháp luật.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về: Căn cứ ly hôn theo yêu cầu một bênNếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ phòng Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đăng ký tư vấn