Tư vấn về trợ cấp thôi việc
Hoạt động của công ty là: các xí nghiệp tự kiếm việc về công ty ký hợp đồng rồi làm quyết định giao việc cho các xí nghiệp. Công ty thu theo tỷ lệ khoán %. Các đơn vị tự hoàn thành các công việc của mình và tự trả lương cho cán bộ công nhân viên thuộc đơn vi mình (bao gồm: lương của cả xí nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, văn phòng phẩm, tiền thuê nhà), số % công ty thu và tiền cho thuê cơ sở vật chất trả lương cho khối văn phòng.
Khi người lao động tại các xí nghiệp xin chấm dứt hợp đồng lao động (do các xí nghiệp không có việc dẫn đến không có lương), người lao động được hưởng trợ cấp nghỉ việc theo luật định (1/2 tháng lương 1 năm). Công ty bắt các đơn vị phải trả khoản trợ cấp cho người lao động, nếu không đơn vi nào không nộp thì người lao động sẽ bị ép ký khống (không được nhận tiền) thì công ty mới trả sổ bảo hiểm xã hội. Trong khi các xí nghiệp vẫn hạch toán chung với công ty. Vì công ty quan niệm người sử dụng lao động trực tiếp là các xí nghiệp còn công ty chỉ ký hợp đồng lao động hộ thôi. Người lao động thuộc khối văn phòng khi nghỉ việc thì được công ty chi trả trợ cấp theo đúng luật định.
Vậy trong trường hợp trên, luật sư cho tôi hỏi: Việc công ty làm như vậy đúng hay sai? Nếu sai thì bị xử phạt như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.
>> Tư vấn thắc mắc về Trợ cấp thôi việc, gọi: 1900.6169
TRẢ LỜI:
* Thứ nhất, về vấn đề trả các khoản trợ cấp cho người lao động khi nghỉ việc:
Như thông tin bạn cung cấp, thì các xí nghiệp tự kiếm việc về công ty ký hợp đồng rồi làm quyết định giao việc cho các xí nghiệp. Công ty thu theo tỷ lệ khoán %. Các đơn vị tự hoàn thành các công việc của mình và tự trả lương cho cán bộ công nhân viên thuộc đơn vi mình (bao gồm: lương của cả xí nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, văn phòng phẩm, tiền thuê nhà), số % công ty thu và tiền cho thuê cơ sở vật chất trả lương cho khối văn phòng.
Vậy, những thông tin trên công ty bạn và các xí nghiệp có thể hiện trên văn bản pháp lý nào không (ký hợp đồng, hay điều lệ giữa công ty và các xi nghiệp…)
Nếu những vấn đề trên được thể hiện rõ ràng qua văn bản pháp lý và có sự công nhận đầy đủ của cả hai bên thì vấn đề trả các khoản phụ cấp cho người lao động sẽ do xí nghiệp thực hiện. Công ty chỉ có trách nhiệm thu theo tỷ lệ khoán %.
* Thứ hai, về xử phạt hành chính khi giữ sổ bảo hiểm xã hội và không trả trợ cấp cho người lao động:
Nếu không đơn vi nào không nộp thì người lao động sẽ bị ép ký khống (không được nhận tiền) thì công ty mới trả sổ bảo hiểm xã hội.
Việc công ty ép người lao động ký là xâm phạm đến quyền nhân thân của người lao động. Người lao động có thể dùng quyền khiếu nại để khiếu nại việc làm này của công ty theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, sổ bảo hiểm xã hội được cấp đối với từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội...
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động có trách nhiệm “bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động còn làm việc” và “trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc”.
Đồng thời, tại khoản 2,3 Điều 47 Bộ luật lao động quy định “Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.
Như vậy, việc công ty giữ sổ Bảo hiểm xã hội không trả cho người lao động và việc không trả trợ cấp thôi việc cho người lao động sẽ bị phạt hành chính như sau:
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, quy định:
"1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Bộ luật lao động; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt của số tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm đối với hành vi không trả hoặc trả không đầy đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều này".
Trong trường hợp này, người lao động có thể thông báo với công đoàn, trên cơ sở quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của mình. Nếu vẫn không giải quyết được, người lao động có thể làm đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân nơi công ty/ xí nghiệp đóng trụ sở.
Trân trọng!
P.Tư vấn - Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất