Tư vấn về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
1. Luật sư tư vấn về pháp luật lao động
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động. Việc người lao động thực hiện các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, nội quy lao động có thể bị xử lý kỷ luật lao động. Tuy nhiên, việc xử lý kỷ luật lao đông được thực hiện trong một thời hiệu nhất đinh. Sau khi hết thời hiệu đó, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật người lao động, trừ một số trường hợp nhất định. Do đó, người lao động cũng như người sử dụng lao động cần phải tìm hiểu rõ các quy định pháp luật nhằm bảo đảm quyền và lợi ích các bên.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực lao động, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.
2. Tư vấn về xử lý kỷ luật người lao động
Câu hỏi: Năm 2011 Công ty tôi có ban hành nội quy lao động. Hành vi của tôi xãy ra năm 2012 (không vi phạm nội qui lao động năm 2011). Đến tháng 6/2014 Công ty có ban hành nội qui lao động mới có hiệu lực từ 15/6/2014 và đến tháng 8/2014 thì hành vi năm 2012 (nêu ở trên) của tôi mới bị phản ánh. Công ty áp dụng nội qui lao động năm 2014 để xử lý kỷ luật tôi đối với hành vi xảy ra năm 2012 là đúng hay sai? Tôi xin cảm ơn.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi đề nghị tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink , trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 124 Bộ luật lao động 2012 thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.
Hành vi của bạn xảy ra năm 2012 mà đến tháng 8 năm 2014 mới bị phản ánh, như vậy đã quá thời hiệu xử lý kỷ luật tối đa là 12 tháng, do đó việc công ty áp dụng nội quy lao động năm 2014 để xử lý kỷ luật bạn là không đúng quy định pháp luật.
--------------
Câu hỏi thứ 2 - Giữ lương khi NLĐ nghỉ việc.
Chào luật sư,Em tên Thảo em 22 tuổi. Em có một vấn đề cần được tư vấn cụ thể như sau: Hiện em đang làm nhân viên bán hàng cho một công ty và muốn nghỉ việc. Trước đó em kí hợp đồng thử việc 2 tháng bắt đầu từ ngày 31/10/2016 đến ngày 31/12/2016 sau đó em vẫn tiếp tục làm việc mà không thấy mình được kí thêm hợp đồng nào nữa. Em viết đơn xin nghỉ việc từ ngày 05/01/2017 tới ngày 13/01/2017 thì em có nhờ trợ lý cửa hàng đem lên công ty nộp, đơn của em bị trả về với lý do chưa có chữ kí của ASM ngày sau đó em xin được chữ kí và đem lên công ty nộp vào ngày 16/01/2017. Trong đơn xin nghỉ thì ngày em chính thức nghỉ là ngày 22/01/2017. Quy định của công ty là nộp đơn xin nghỉ trước 7 ngày từ ngày chính thức nghỉ. Chị trưởng phòng bộ phận nhân sự tiếp nhận đơn của em và chị nói: " Em thông báo nghỉ từ ngày 05/01 nhưng tới ngày 16/01 em mới lên nộp đơn, như vậy chị không biết sắp xếp để tuyển dụng. em có thể làm thêm 10 ngày nữa không? " ( Trước đó ngày 07/01/2017 quản lý cửa hàng đã gửi mail lên bộ phân nhân sự thông báo về việc nghỉ làm của em và xịn tuyển thêm nhân sự sau đó đã nhận được mail phản hồi xác nhận về việc tuyển dụng nhân sự cho cửa hàng.) Em trả lời chị đó em đã cố gắng xắp xếp rồi nhưng em không thể làm thêm được nữa, chj đó nói vậy thì chị sẽ giam lương em cho đến khi chị tuyển được nhân viên mới. Luật sư cho em hỏi giam lương em với lý do như vậy là có đúng với luật lao động không?Cảm ơn luật sư!
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
>> Có được giữ lương khi người lao động nghỉ việc không?
Trường hợp này công ty không có quyền tự ý giữ lương/khấu trừ lương của người lao động. A/c đã thực hiện trách nhiệm báo trước theo đúng thỏa thuận của các bên nên công ty có nghĩa vụ trả đủ lương và các quyền lợi khác cho a/c khi chấm dứt HĐLĐ.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất