Trợ cấp thôi việc đối với viên chức khi chấm dứt hợp đồng làm việc?
1. Luật sư tư vấn về pháp luật lao động
Chấm dứt hợp đồng hoặc nghỉ việc là tất yếu trong các quan hệ lao động, kể cả công chức, viên chức. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, người lao động cần nắm rõ các quy định của pháp luật về các chế độ, các khoản trợ cấp mà mình được hưởng. Trường hợp bạn còn thắc mắc, cần giải đáp về các vấn đề trên, hãy đặt câu hỏi cho evolution tài xỉu online uy tín tvlink qua Email hoặc gọi Hotline: 1900.6169 để được hướng dẫn tư vấn các vấn đề như:
- Các trường hợp được trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng;
- Mức hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng;
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn dưới đây để có thêm thông tin về các quy định pháp luật về các chế độ của người lao động khi chấm dứt hợp đồng.
2. Hỏi về trợ cấp thôi việc của viên chức
Câu hỏi tư vấn: Tôi làm viên chức sự nghiệp từ tháng 5 năm 2007 đến nay. Hệ số lương hiện tại là 2,37, từ tháng 01/2010 thì bắt đầu đóng BHTN. Vậy khi xin nghỉ việc tôi được hưởng các chế độ gì? khoảng trợ cấp như thế nào? Theo qui định và văn bảng hướng dẫn nào? Thủ tục cần phải làm như thế nào?
Tôi làm viên chức sự nghiệp từ tháng 5 năm 2007 đến nay. Hệ số lương hiện tại là 2,37, từ tháng 01/2010 thì bắt đầu đóng BHTN. Vậy khi xin nghỉ việc tôi được hưởng các chế độ gì? Và khoảng trợ cấp như thế nào? Theo qui định và văn bảng hướng dẫn nào? Thủ tục cần phải làm như thế nào? Xin luật sư tư vấn giúp tôi, đơn vị chỉ cho tôi hưởng trợ cấp thôi việc từ tháng 05/2007 đến 12/2009 mỗi năm là nửa tháng lương, còn từ khi đóng BHTN thỉ tôi không được hưởng trợ cấp thôi việc của đơn vị mà phải làm thủ tục để hưởng trợ cấp BHTN của cơ quan BHXH như vậy có đúng không? Tôi xin chân thành cảm ơn. Mong luật sư tư vấn giúp.
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink , với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
- Trợ cấp thôi việc:
Theo quy định của Luật viên chức năm 2010 về chế độ thôi việc. Cụ thể:
Điều 45. Chế độ thôi việc
1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Bị buộc thôi việc;
b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;
c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.
Đồng thời, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Điều 39. Trợ cấp thôi việc
1. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau:
a) Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
b) Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng;
c) Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
d) Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
2. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.
3. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này và được xác nhận thời gian có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp bạn nghỉ việc đúng quy định pháp luật thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc và mỗi năm làm việc sẽ được thanh toán 1/2 tháng tiền lương. Tức bạn sẽ được thanh toán trong khoảng thời gian từ tháng 5/2007 - tháng 12/2009. Đối với quãng thời gian từ năm 2010 trở đi sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc nữa mà thay vào đó là chế độ bảo hiểm thất nghiệp (do thời gian hưởng trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc thực tế cho đơn vị sự nghiệp trừ đi quãng thời gian đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp).
- Chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
Ngoài việc bạn được thanh toán trợ cấp thôi việc, bạn còn được hưởng chế độ BHTN và BHXH với mức hưởng theo quy định Luật việc làm năm 2013. Cụ thể:
Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
- Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
+ Đơn đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (theo mẫu);
+ Quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc;
+ Sổ bảo hiểm đã chốt;
+ Chứng minh thư nhân dân photo chứng thực.
(Hồ sơ nộp trực tiếp cho trung tâm giới thiệu việc làm để giải quyết).
* Chế độ bảo hiểm xã hội: Trường hợp sau khi nghỉ việc bạn có thể làm hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí về sau.
Theo đó, đối chiếu phân tích trên thì việc đơn vị giải quyết chế độ cho bạn là hoàn toàn phù hợp, đúng với quy định của pháp luật.
---------------
>> Luật sư tư vấn thắc mắc về Trợ cấp thôi việc, gọi: 1900.6169
Câu hỏi thứ 2 - Phụ cấp thâm niên nhà giáo tính hưởng từ thời điểm nào?
Kính chào công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink ! Cho tôi hỏi. Năm 2005 tôi có hợp đồng dài hạn và đóng bảo hiểm xã hội tại trường dạy nghề Gia Lai, đến năm 2011 tôi vào biên chế. Vậy cho tôi hỏi là tôi được hưởng thâm niên bắt đầu từ thời gian nào? tôi có hỏi kế toán đơn vị tôi họ trả lời là vào biên chế 5 năm mới được hưởng phụ cấp thâm niên. vậy đúng hay sai. nếu được hưởng theo thời gian từ khi đóng bảo hiểm thì có được truy lĩnh không? tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:
>> Về truy lĩnh phụ cấp thâm niên nhà giáo
>> Điều kiện và thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo?
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH:
"1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;
b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);
c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có);
d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;
đ) Thời gian quy định tại các điểm a, b khoản này không bao gồm thời gian quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP".
Như vậy, thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập hoặc ngoài công lập được tính vào thời gian để hưởng phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, căn cứ vào Khoản 2 Điều 5 Nghị định 54/2011NĐ-CP thì: "Chế độ phụ cấp thâm niên quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2011".
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất