Quyền lợi của người lao động khi bị chấm dứt HĐLĐ trái luật
Nội dung đề nghị tư vấn:
Công ty tôi là công ty cổ phần tt KC là ctv của VT. Tôi vào làm cho công ty từ 03/07/2011. Ngày 24/07/2015 tôi bị VT sa thải vì nhấn giọng với khách hàng trong cuộc gọi. Nhưng tôi không thấy công ty nói gì cả kể cả ký giấy chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy cho tôi hỏi đến kỳ hạn thanh toán lương tôi có được nhận khoản tiền nào không? (tiền đặt cọc khi vào công ty, tiền mỗi tháng công ty thu trong 6 tháng, tiền phép năm và nhiều khoản khác...). Mong luật sư tư vấn giúp tôi, xin chân thành cảm ơn !
Quyền lợi của người lao động khi bị chấm dứt HĐLĐ trái luật
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink
, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
- Thứ nhất, về quyền và nghĩa vụ khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau: (Điều 38 Bộ luật lao động 2012)
“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
…
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”
Theo quy định trên, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người lao động trong thời hạn trên
Điều 42 Bộ luật lao động 2012 quy định Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
…
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”
- Thứ hai, về các khoản tiền được nhận sau khi chấm dứt HĐLĐ
+ Về khoản tiền đặt cọc: Tại Điều 20 Bộ luật lao động 2012 quy định:
“Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Như vậy, việc cọc tiền để thực hiện hợp đồng lao động là hành vi trái quy định của pháp luật. Trường hợp hai bên ký kết một hợp đồng đặt cọc riêng biệt, thì việc đặt cọc được giải quyết theo giao dịch đó.
+ Về tiền phép năm: Tại Điều 114 BLLĐ quy định Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ:
“1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.”
+ Các khoản khác: Sẽ được giải quyết theo thỏa thuận hoặc theo quy định liên quan đến các khoản đó.
Trân trọng !
Luật gia: Vũ Đức Thịnh - Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất