Quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
Mục lục bài viết
1. Tư vấn về tố tụng dân sự và thẩm quyền của tòa án nhân dân
Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm vụ xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động,…và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,… Để có cơ sở pháp lý cho Tòa án nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc thực hiện nhiêm vụ xét xử dân sự. Pháp luật Tố tụng dân sự hiện hành quy định Tòa án nhân dân có quyền thụ lý và giải quyết những loại việc nhất định để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về tố tụng dân sự, bạn không nắm rõ các quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo cấp thì hãy liên hệ tới evolution tài xỉu online uy tín tvlink , luật sư sẽ giải đáp các vướng mắc của bạn.
Để liên hệ và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi, ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết do evolution tài xỉu online uy tín tvlink tư vấn dưới đây:
2. Quy định pháp luật về thẩm quyền của TAND cấp huyện theo Luật TTDS
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định, hướng dẫn tại Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
2. Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
3. Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất