Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo Bộ luật dân sự 2015
1. Quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Nếu bạn muốn tìm hiểu hoặc tư vấn về vấn đề này bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được hỗ trợ.
2. Luật sư tư vấn quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật dân sự 2015.
Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Hạn chế năng lực hành vi dân sự
1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
----------------
Tham khảo tình huống tư vấn pháp luật về Dân sự qua tổng đài luật sư trực tuyến: 1900.6169 như sau:
Câu hỏi: Nghĩa vụ trả nợ của người chưa thành niên?
Em năm nay 27 tuổi có cho học sinh lớp 10 vay số tiền 19 triệu đồng hiện giờ nó không có khả năng chi trả. Em cũng có nói với gia đình nó nhưng không trả và còn lại nhà chửi bới. Khi vay không có giấy tờ gì nhưng có người bạn của nó là người trực tiếp lấy tiền của em đưa cho nó. Giờ em đi trình báo công an có đựợc lấy lại số tiền đó không. Vì là học sinh lớp 10 nên không biết có đủ tuổi chịu trách nhiệm không. Và có bị trường kỷ luật không ạ?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tư vấn bởi Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink , chung tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:
Do người bạn cho vay tiền mới đang học lớp 10 (15 hoặc 16 tuổi) nên được coi là người chưa thành niên và việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Điều 21. Người chưa thành niên
…
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Theo đó, Luật cho phép người từ đủ 15 tuổi được tự mình xác lập, thực hiện giao dịch trong một số trường hợp. Giữa bạn và học sinh lớp 10 đó đã xác lập một giao dịch cho vay tài sản không có liên quan đến bất động sản hay những điều kiện khác nên giao dịch này được công nhận là hợp pháp nếu đồng thời đảm bảo những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 117 – Bộ luật Dân sự 2015:
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Quy định về hợp đồng vay tài sản được quy định tại Điều 463 – Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Trong hợp đồng trên, bạn học sinh lớp 10 là bên vay tài sản và phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định tại Điều 466 – Bộ luật Dân sự 2015:
Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Như vậy, tuy người vay tiền chưa thành niên nhưng giao dịch cho vay tài sản được xác lập hợp pháp, không trái quy định của pháp luật thì người này vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bạn. Bạn có thể yêu cầu người này thực hiện nghĩa vụ trả tiền bằng cách làm việc với gia đình họ hoặc gửi đơn yêu cầu kiện đòi tài sản tại tòa án dân sự do phía cơ quan công an chỉ giải quyết vụ việc có dấu hiệu của hành vi chiếm đoạt tài sản. Về vấn đề kỷ luật học sinh sẽ phụ thuộc vào quy chế khen thưởng, kỷ luật của nhà trường và mức độ vi phạm trong hành vi của bạn học sinh này.
Trân trọng
P.Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất