Hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cần giấy tờ gì?
1. M ngày ký hợp đồng 01/01/20182. Đ ngày ký hợp đồng 11/04/20183. B Ký hợp đồng ngày 02/3/2018, HĐLĐ là thanh toán lương vào cuối tháng, vậy bảng thanh toán tiền lương để nộp cho BH là tính từ tháng 4 trở lại hay cả tháng 5 ạ. Riêng trường hợp Đ mới vào tháng 4 thì có làm bảng lương không ạ. Em cảm ơn.
Trả lời tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến evolution tài xỉu online uy tín tvlink . Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Hồ sơ tham gia BHXH lần đầu được quy định tại Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
"1. Thành phần hồ sơ
1.1. Người lao động
a) Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
>> Hướng dẫn thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội, gọi: 1900.6169
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
1.2. Đơn vị:
a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ."
Như vậy, về phía doanh nghiệp cần chuẩn bị: Tờ khai theo mẫu TK3-TS, Danh sách lao động theo mẫu D02-TS, bảng kê thông tin theo mẫu D01-TS. Công ty bạn không cần phải nộp giấy phép đăng ký kinh doanh cũng như bảng thanh toán tiền lương cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, có một số cơ quan BHXH sẽ yêu cầu phải có thang bảng lương có đóng dấu xác nhận của Phòng LĐTBXH khi làm thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu. Vì vậy, công ty bạn phải xây dựng thang bảng lương để nộp cho Phòng LĐTBXH, sau đó mang thang bảng lương đó cùng với hồ sơ tham gia BHXH nộp cho cơ quan BHXH cấp huyện nơi công ty có trụ sở.
Việc xây dựng thang lương, bảng lương sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 93 Bộ luật lao động 2012, cụ thể:
"1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động."
Theo đó, thang lương là hệ thống các nhóm lương/ngạch lương và các bậc lương được thiết kế làm cơ sở trả lương cho người lao động tùy theo năng lực, mức độ phức tạp của công việc. Doanh nghiệp sẽ trả lương cho người lao động dựa trên thang bảng lương đã xây dựng. Thang lương, bảng lương sẽ áp dụng chung cho toàn bộ lao động trong công ty, do đó bạn sẽ không cần phải nộp bảng thanh toán tiền lương cho từng NLĐ M, B, Đ cho CQBHXH mà bạn chỉ cần nộp thang bảng lương đã đóng dấu xác nhận của Phòng LĐTBXH.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất