Có phải đóng BHXH khi nghỉ việc không hưởng lương?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp NSDLĐ không phải đóng BHXH cho NLĐ
Theo quy định tại Điều 42 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam có những trường hợp sau mà NSDLĐ không phải đóng BHXH cho NLĐ:
- Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ. => Về cơ bản thì NSDLĐ ở HĐLĐ giao kết sau không phải đóng BHXH cho NLĐ.
- Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH;
- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT;
- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động;
- Người lao động mà bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Sau thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng; trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam.
Theo quy định của pháp luật nếu trên thì nguyên tắc đóng và mức đóng BHXH của NLĐ và người sử dụng lao động được căn cứ vào tiền lương, tiền công của NLĐ. Do đó, dù NLĐ không làm việc nhưng vẫn được hưởng lương thì NLĐ vẫn được NSDLĐ đóng BHXH như ở trường hợp ngừng việc.
2. Nghỉ không hưởng lương có phải đóng bảo hiểm không?
Câu hỏi: Anh trai tôi đang đi làm cho 1 công ty, hiện công ty cho anh tôi nghỉ 3 tháng không hưởng lương, sau đó lại bắt anh tôi đóng BHXH 100% của 3 tháng đó. Như vậy có đúng hay sai luật? Xin tư vấn giúp, xin cảm ơn!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink . Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định trường hợp nghỉ việc không hưởng lương là trường hợp thỏa thuận của NSDLĐ và NLĐ. Do đó, nếu anh bạn bị phía công ty tự ý cho nghỉ việc mà không thỏa thuận với anh bạn về việc nghỉ 3 tháng không hưởng lương này thì nó sẽ là trường hợp ngừng việc quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động năm 2019.
Trường hợp 1: Ngừng việc
- Đây là trường hợp NSDLĐ tự ý cho NLĐ nghỉ việc không hưởng lương. Theo đó, Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương ngừng việc như sau:
“Điều 99. Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”
Theo quy định trên, dù nguyên nhân ngừng việc là gì thì NSDLĐ vẫn phải chi trả tiền lương phù hợp cho NLĐ và tuy không làm việc nhưng NLĐ vẫn được hưởng lương nên NSDLĐ vẫn phải đóng BHXH đầy đủ cho NSDLĐ.
Do vậy, nếu anh bạn rơi vào trường hợp ngừng việc kể trên thì anh bạn có quyền yêu cầu phía NSDLĐ chi trả 3 tháng tiền lương cho anh bạn và đóng BHXH đầy đủ 3 tháng đó cho anh bạn. Nên việc công ty bắt anh bạn đóng BHXH 100% của 3 tháng đó là hoàn toàn trái quy định của pháp luật.
Trường hợp 2: Nghỉ không hưởng lương
- Đây là trường hợp anh bạn đồng ý với phía công ty nghỉ việc không hưởng lương.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 42 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH quy định đối với trường hợp người lao động nghỉ việc không hưởng lương như sau:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.”
Như vậy đối với trường hợp anh bạn nghỉ việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì phía công ty và người lao động là anh bạn không phải đóng BHXH tháng đó, thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Việc công ty cho anh bạn nghỉ 3 tháng không lương, sau đó lại bắt anh bạn đóng 100% BHXH của 3 tháng đó là sai quy định của pháp luật.
Do đó anh bạn có thể làm đơn khiếu nại tới công ty. Trường hợp anh bạn kiến nghị với công ty nhưng công ty không giải quyết thì anh bạn có thể làm đơn khiếu nại công ty lên Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện ra tòa án nơi công ty có trụ sở để yêu cầu giải quyết.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất