Chia thừa kế cho người thừa kế không phụ thuộc di chúc thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phân chia di sản cho người thừa kế không phụ thuộc di chúc
Câu hỏi:
Anh P và chị L kết hôn năm 1999 sinh được 2 con là T 2001 và Th 2004. Do cuộc sống và công việc không hòa thuận nên anh chị đã li thân. T và Th ở với mẹ còn anh P ở với nhân tình là chị C. Ở quê anh P còn có cha là ông A và em ruột là anh H. Nhân dịp 30/4 anh P về đón cha lên chơi không may bị tai nạn vài ngày trước khi chết anh P có lập di chúc miệng hợp pháp để lại 1/2 tài sản cho chị C và 1/2 tài sản cho 2 con. 5 ngày sau ông A chết chị L khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế. Biết rằng tài sản chung của vợ chồng là 970 triệu, ông A ở quê có 310 triệu.
Trả lời tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:
Về chia di sản thừa kế của P
Theo thông tin bạn cung cấp thì tài sản chung của P và L là 970 triệu, theo nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản của vợ chồng anh P sẽ được chia đôi, tức là chị L và anh P mỗi người sở hữu 485 triệu. Trường hợp anh P chết có để lại di chúc miệng và di chúc đó hợp pháp thì di sản thừa kế của anh P sẽ được chia theo nội dung di chúc, tức là chị C được 242,5 triệu; T = Th = 121,25 triệu.
Tuy nhiên, Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Theo đó, chị L, ông A vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật của anh P bao gồm: ông A, chị L, T và Th. Tức là, chị L = ông A = 2/3 x 485/4 = 80.83 triệu đồng.
Theo đó: T, Th và C mỗi người phải trích ra một phần di sản thừa kế được hưởng để bù vào cho chị L và ông A, tuy nhiên số tiền mà T và Th còn lại sau khi được trích ra không được nhỏ hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật (tức là không nhỏ hơn 80.83 triệu đồng).
Tóm lại, số tiền mà những người thừa kế của P được hưởng là: Chị L = ông A = 80.83 triệu; T = Th = 80.83 triệu, C = 162.2 triệu
Tư vấn Chia thừa kế theo quy định pháp luật
Về chia di sản thừa kế của ông A
Tài sản của ông A gồm 310 triệu là tài sản riêng, cùng 80.83 triệu nhận thừa kế từ anh P, tức là di sản thừa kế của ông A là 390.83 triệu.
Trường hợp ông A mất mà không để lại di chúc thì di sản thừa kế của ông A sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Theo đó những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A mỗi người sẽ được một phần di sản bằng nhau. Tức là anh H, anh L mỗi người sẽ được hưởng ½ di sản thừa kế của ông A. Vì anh L chết trước ông A nên các con của anh L sẽ được thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Như vậy, anh H được hưởng 195.415 triệu, T = Th = 97.7075 triệu.
---
2. Tư vấn về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Câu hỏi:
Cho tôi hỏi nhờ luật sư giải đáp giúp về thừa kế như sau: Mẹ mất khi tôi còn nhỏ, cha ở vậy nuôi tôi, không anh em, họ hàng, tôi còn bị bệnh bại liệt từ nhỏ, mất khả năng lao động. Tuy nhiên, trước khi mất, cha tôi để lại di chúc: toàn bộ tài sản cho một người khác. Vậy tôi có được hưởng những gì do cha tôi để lại không?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink , trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm người để lại di sản thừa kế mất. Điều 626 – Bộ luật dân sự 2015 có quy định về quyền của người lập di chúc như sau:
Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Tuy nhiên pháp luật có quy đinh về trường hợp những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như sau:
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (Xem trích dẫn tại phần tư vấn 1)
Như vậy, trường hợp của bạn thì khi cha bạn mất đã viết di chúc để lại tài sản cho cho người khác mà không phải bạn, nhưng theo quy định của pháp luật nếu bạn là con nhưng do bị bại liệt mà mất khả năng lao động thì thuộc một trong những trường hợp những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúcvà vẫn được nhận tài sản của cha bạn để lại. Trường hợp quyền lợi của bạn bị vi phạm thì có thể khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất