Các trường hợp thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.
Nội dung tư vấn: Kính chào Luật sư! Xin phép Luật sư cho tôi được hỏi một vấn đề về thừa kế tài sản khi không có di chúc và có di chúc như sau: Gia đình tôi có 4 người: bố, mẹ, anh trai và tôi (tôi là con gái). Năm 2007 gia đình tôi có mua một ngôi nhà trong Phố chợ Khâm Thiên và bố mẹ tôi đã sang tên sổ đỏ sau khi mua là trên sổ đỏ đứng tên bố và mẹ tôi là chủ sở hữu ngôi nhà này. Năm 2018, mẹ tôi qua đời đột ngột vì bệnh đột quị não. Sau khi lo việc ma chay cho mẹ tôi xong, bố tôi đã ra văn phòng công chứng tư nhân làm thủ tục sang tên sổ tiết kiệm trị giá 40 triệu đồng (lúc trước khi mất sổ tiết kiệm này có đứng tên mẹ tôi là chủ sở hữu). Và văn phòng công chứng họ có tư vấn cho gia đình tôi là nên làm luôn thủ tục sang tên ngôi nhà mà bố và anh trai tôi đang ở tại phố chợ Khâm Thiên. Hai anh em tôi đã đồng ý làm thủ tục sang tên cho bố tôi đứng tên chủ sở hữu ngôi nhà và sổ tiết kiệm trên. Hiện giờ thủ tục đã gần xong, chúng tôi đang chờ nhận quyết định bố tôi đứng tên sổ đỏ ngôi nhà này.
Luật sư cho tôi hỏi trong ba trường hợp sau:
1, Nếu bố tôi di chúc lại tài sản là ngôi nhà trên cho riêng anh trai tôi thì tôi là em gái có được hưởng quyền lợi thừa kế trong ngôi nhà đó không?
2, Nếu bố tôi không di chúc lại thì ngôi nhà này tôi có được hưởng thừa kế một nửa không?
3, Nếu sau này bố tôi mất đi, có di chúc lại ngôi nhà này cho tôi 1 phần, anh trai tôi 2 phần và anh trai tôi không bán ngôi nhà này mà vẫn tiếp tục ở thì tôi được chia thừa kế như thế nào?
Xin Luật sư tư vấn giúp cho tôi ạ. Xin trân trọng cảm ơn.
Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink , trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo như thông tin bạn đã cung cấp, có thể thấy thời điểm mẹ bạn mất đã phát sinh quyền thừa kế đối với phần di sản mà mẹ để lại là ½ ngôi nhà và sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, bạn và anh trai bạn là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đã thống nhất nhường phần di sản theo pháp luật cho bố bạn. Do đó, sau khi hoàn tất thủ tục phân chia di sản thừa kế mà mẹ bạn để lại, và toàn bộ phần di sản đó sẽ thuộc quyền sở hữu của bố bạn.
Vậy các vấn đề liên quan mà bạn thắc mắc sẽ được giải quyết như sau:
Thứ nhất, nếu bố bạn di chúc lại tài sản là ngôi nhà cho riêng anh trai thì bạn có được hưởng quyền lợi thừa kế trong ngôi nhà đó không?
Về nguyên tắc, chủ sở hữu hợp pháp của tài sản có quyền sử dụng và định đoạt tài sản đó. Do vậy, nếu bố bạn là chủ sở hữu hợp pháp đối với ngôi nhà thì bố bạn có quyền định đoạt trong di chúc phần tài sản đó cho bất kì ai theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Và đồng thời Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:
“Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Như vậy, nếu trong di chúc bố bạn chỉ định người hưởng thừa kế phần di sản là anh trai bạn thì bạn sẽ không được hưởng thừa kế đối với phần di sản đã được chỉ định. Trừ trường hợp bạn là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Thứ hai, nếu bố bạn không để lại di chúc thì phần di sản được hưởng như thế nào?
Theo quy định tại Điều 650 và Điều 651 Bộ luật Dân sự về người thừa kế theo pháp luật như sau:
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
....
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
...
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Căn cứ theo quy định nêu trên, nếu bố bạn mất không để lại di chúc thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn bao gồm anh em bạn và ông bà nội (nếu còn ông bà nội). Và khi đó, di sản thừa kế sẽ được chia đều thành những phần di sản bằng nhau cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn.
Thứ ba, trường hợp khi bố bạn mất mà có di chúc định đoạt ngôi nhà cho bạn một phần và cho anh trai bạn hai phần thì vấn đề chia thừa kế sẽ thực hiện như thế nào nếu anh trai bạn không bán ngôi nhà này?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.”
Vậy, theo quy định này, bạn có quyền yêu cầu anh trai bạn phân chia 1/3 ngôi nhà cho bạn; nếu không thể phân chia bằng hiện vật thì các bên có thể thỏa thuận người nhận hiện vật sẽ phải trả cho người không nhận hiện vật bao nhiêu tiền tương ứng với giá trị phần di sản được nhận. Trường hợp không thể thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tổ chức định giá tiến hành định giá tài sản để phân chia theo sự định đoạt của di chúc.
Trên đây là nội dung tư vấn của evolution tài xỉu online uy tín tvlink về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất