Án phí tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Án phí là gì?
Theo Từ điển Luật học thì án phí là khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do Cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc thì người yêu cầu phải có nghĩa vụ đóng tạm ứng án phí thì Tòa án mới xem xét yêu cầu. Trong quá trình giải quyết thì theo quyết định của Tòa án, bên nào không được chấp nhận yêu cầu phải có nghĩa vụ chịu án phí. Số tiền án phí này sẽ được nộp vào Ngân sách Nhà nước và tùy vào từng vụ án mà mức án phí sẽ được Tòa án xác định khác nhau.
Tại Điều 3 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về án phí như sau:
“Điều 3. Án phí
1. Án phí bao gồm:
a) Án phí hình sự;
b) Án phí dân sự gồm có các loại án phí giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;
c) Án phí hành chính.
2. Các loại án phí quy định tại khoản 1 Điều này gồm có án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.”
Dựa vào quy định nêu trên thì án phí tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế thuộc vào loại án phí dân sự.
2. Quy định về án phí tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế?
Theo Điều 24 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì vụ án dân sự bao gồm các loại án phí sau:
“a) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;
b) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;
c) Án phí dân sự phúc thẩm.”
Trong đó, vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể. Còn vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.
Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về nguyên tắc xác định nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế tại điều 27 như sau:
“2. Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;
a) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.”
Và tại Khoản 7 Điều 27 quy định:
“7. Đối với vụ án liên quan đến chia tài sản chung, di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch;
b) Trường hợp đương sự đề nghị chia tài sản chung, chia di sản thừa kế mà cần xem xét việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba từ tài sản chung, di sản thừa kế đó thì:
Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia sau khi trừ đi giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba; các đương sự phải chịu một phần án phí ngang nhau đối với phần tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba theo quyết định của Tòa án.
Người thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hoặc có yêu cầu nhưng yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận thì không phải chịu án phí đối với phần tài sản được nhận.
Người thứ ba có yêu cầu độc lập nhưng yêu cầu đó không được Tòa án chấp nhận phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với phần yêu cầu không được chấp nhận.”
3. Án phí tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế là bao nhiêu?
Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định cụ thể Danh mục án phí, lệ phí Tòa án, trong đó nêu rõ mức án phí của các vụ án dân sự. Bạn đọc có thể tham khảo để nắm rõ án phí. Ngoài ra, để bạn đọc nắm rõ hơn về án phí, evolution tài xỉu online uy tín tvlink đem đến tình huống sau đây:
Câu hỏi tư vấn:
Dear Anh/ Chị Bà em mất năm 2004 không để lại di chúc, năm 2010 các chú đã gửi tiền cán bộ địa chính xã chia phần đất do Bà còn đứng tên, Ba em không hay biết. Vậy Ba em bây giờ có đứng ra kiện được không ạ? Nếu thua kiện Ba em phải tốn khoảng 100 triệu án phí phải không (diện tích thửa đất này là 3682 m2). Ba em lo là các chú làm tờ di chúc giả bổ sung cho xã. Xin được tư vấn giúp.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink . Dựa trên thông tin trong yêu cầu tư vấn, công ty evolution tài xỉu online uy tín tvlink xin đưa ra nội dung tư vấn như sau:
Thứ nhất, về quyền thừa kế
Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì bà của bạn mất không để lại di chúc. Nên trường hợp này Di sản là quyền sử dụng đất tương ứng với phần diện tích thửa đất là 3682 m2. Căn cứ theo Điều 649 Bộ Luật Dân sự 2015 thì: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.”
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp: Không có di chúc; Di chúc không hợp pháp; Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 thì Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;…
Như vậy, bà của bạn mất thì các chú và ba của bạn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Theo nguyên tắc thì Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Thứ hai, về việc phân chia di sản thừa kế không có sự thỏa thuận
Căn cứ theo Điều 614 BLDS 2015 thì Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Do vậy, thời điểm bà của bạn mất vào năm 2004 thì các chú của bạn có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, về nguyên tắc thì việc phân chia di sản thừa kế cần có sự thỏa thuận của tất cả những người thừa kế. Trường hợp một người thừa kế không đồng ý thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì những người thừa kế còn lại không thể thực hiện các thủ tục hành chính để tiến hành phân chia di sản mà phải khởi kiện ra tòa án để yêu cầu tòa án phân chia di sản thừa kế.
Do vậy, việc các chú của bạn thực hiện việc phân chia di sản thừa kế khi không có sự thỏa thuận của bố bạn là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 186 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 thì: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Như vậy khi nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân bị xâm phạm thì ba bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (cụ thể là quyền thừa kế).
Thứ ba, về án phí phải nộp
Căn cứ theo Điểm a Khoản 7 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14:
“7. Đối với vụ án liên quan đến chia tài sản chung, di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch;”
Như vậy, nếu bố của bạn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế thì khi các thừa kế không thỏa thuận được về việc chia di sản thì mỗi bên đương sự sẽ phải nộp án phí dân sự theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối di sản thừa kế.
Thứ tư, về hành vi làm giả di chúc
Theo Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, người có hành vi giả mạo di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản (trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản) sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất